13/03/2014 11:26 GMT+7

Nhớ cua đồng rang muối của mẹ

THẢO NGA
THẢO NGA

TTO - Sinh ra và lớn lên nơi đồng chiêm nước trũng, tôi còn nhớ như in những tháng ngày đi học trường làng. Sáng đi học, chiều về theo lũ trẻ chăn trâu ngoài đồng lội xuống những thửa ruộng xâm xấp nước bắt cua và thành tích là bữa cơm nóng hổi với món cua rang muối đậm đà của mẹ.

Phóng to

Món cua đồng rang muối vẫn theo tôi từ ngày ấy - Ảnh: Thảo Nga

Những ngày mưa dầm, cua thường đục hang ở ngang thân bờ ruộng để ẩn náu. Chúng đào hang rất khéo, nhưng có ngụy trang khéo léo cách mấy cũng không tài nào qua nổi mắt bọn trẻ chăn trâu chúng tôi. Cứ thế, lần lượt từng con cua được cho vào cái xà cạp (một loại tất mà phụ nữ nông thôn thường dùng để đi cấy hoặc gặt) mà chúng tôi mang theo.

Mẹ tôi bảo không nên ăn cua vào những ngày có trăng vì lúc đó cua gầy, thịt không chắc. Để chọn được cua chắc thịt phải tìm con có yếm to rắn chắc, càng và mai ánh sắc xanh xám đục, nếu màu xanh tím là cua mọng nước, ít thịt, xem vỏ lụa ở các khớp càng cua phải căng. Bấm vào gốc chân “mái chèo” con cua, nếu nó quẫy mạnh là còn khỏe.

Đón giỏ cua tôi mang về, mẹ cẩn thận đổ ra một cái chậu nhỏ đầy nước ngâm cho cua nhả hết bùn đất. Cua rửa sạch bỏ yếm, tách mai, cắt bớt đầu nhọn ở chân để cho ráo nước. Sau đó mẹ ướp một chút muối, tiêu để cua ngấm gia vị. Tôi thường được mẹ phân công công đoạn khêu gạch cua, cũng nhờ công đoạn này mà tôi học lỏm được cách làm cua rang muối của mẹ.

Gọi là rang muối nhưng không quá cầu kỳ và cũng không mất nhiều thời gian hơn luộc (hấp) là mấy. Tuy nhiên so với cua hấp thì cua rang muối có mùi thơm, ít tanh hơn hẳn. Phải là những người có kinh nghiệm, có thể “làm bạn” với lửa thì cua mới chín đều, không cháy, không tanh và không mặn.

Đầu tiên mẹ cho mỡ vào cái chảo đã nóng già, hành được phi thơm rồi cho cua vào đảo đều tay. Khi cua chín vàng, thêm muối, đổ gạch cua vào. Tiếp tục đảo cho tới khi muối, cua quyện nhau cùng với gạch cua vàng đều là được. Lúc ấy mùi thơm và béo ngậy của chảo cua khiến bụng tôi cứ réo ầm lên.

Muối ở đây không phải là muối xay, muối rang, mà là chất bột gạo được làm mặn nhẹ, khi chín, phủ lên bề mặt lớp bột mịn tơi và rời trông như muối. Khi rang với cua, lớp bột muối bao phủ bên ngoài thịt cua đem lại cái vị đậm đà rất ngon miệng.

Món cua rang muối của mẹ bao giờ cũng đậm đà một chút vì đó là món ăn mặn trong bữa cơm gia đình.

Chia tay với những buổi bắt cua ngoài đồng, tôi lên tỉnh học rồi làm việc ở thành phố. Bao nhiêu năm xa quê mới có dịp về thăm. Những thửa ruộng xưa kia là nơi chúng tôi đã từng lội bắt cua giờ trở thành khu nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao với những giàn sục khí, hệ thống tiêu nước hiện đại.

Nhìn những con cua từ những ao nuôi theo những chuyến xe xuất lên phố làm món ăn đặc sản, ký ức xưa trong tôi lại ào về. Tôi lại nhớ những tháng ngày đi bắt cua và nhớ lắm món cua đồng rang muối của mẹ ngày ấy.

Theo y học cổ truyền, thịt cua đồng có vị ngọt lạnh, ít độc, giàu dinh dưỡng và có tác dụng chữa trị một số bệnh thông thường. Y học hiện đại cũng khẳng định thịt cua có chứa protid, lipid, Ca, P, Fe và vitamin. Chính vì vậy các món ăn chế biến từ cua đã chiếm vị trí hàng đầu trong các bữa ăn gia đình.
THẢO NGA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar