23/03/2015 15:50 GMT+7

​Nhìn mẹ đi Thuận ơi!

MY LĂNG - MINH PHUỢNG
MY LĂNG - MINH PHUỢNG

TT - Mỗi lần lay gọi con như thế, chị Nguyễn Thị Ngọc Thơm (44 tuổi, Q.Bình Tân, TP.HCM) lại đau đến nghẹt thở trước cặp mắt vô hồn của cậu con trai Nguyễn Hoàng Thuận.

Chị Thơm chăm bé Hoàng Thuận - Ảnh: Minh Phượng

Thuận mới 8 tuổi, là con trai duy nhất của vợ chồng chị Thơm. Đứa bé thông minh, tình cảm ngày nào giờ không còn nhận biết mẹ, sau ca phẫu thuật tim hai năm trước.

Buổi sáng cuối tháng 3-2015 ở Viện Tim TP.HCM. Tại phòng số 5 của khoa ngoại. Cho con uống sữa xong, chị Thơm cẩn trọng, nhẹ nhàng lật bé Thuận sang một bên rồi thay tã, lau người cho con. Hôm trước còn có ba bệnh nhân chung phòng.

Giờ chỉ còn hai mẹ con chị. Đã hai năm nay, mẹ con chị Thơm đón - tiễn không biết bao nhiêu bệnh nhân ra vào căn phòng này.

Vừa lau người cho con, chị Thơm vừa gọi: “Thuận ơi! Thuận à! Mẹ nè con! Nhìn mẹ đi Thuận ơi”. Đáp lại là sự im lặng đáng sợ trên gương mặt ngây dại trong căn phòng toàn mùi thuốc.

Mặc mẹ lay gọi, Thuận vẫn ngoẹo cổ nhìn sang bức tường. 8 tuổi, hai năm nằm viện, hai lần phẫu thuật, cậu bé bụ bẫm giờ còi cọc, xanh rớt bọc người trong bộ quần áo bệnh nhân trắng toát.

Chị Thơm mắt đỏ hoe nói: “Bé bị tim bẩm sinh. Năm 2 tuổi bé mổ một lần. 6 tuổi mổ lần hai. Trước khi đẩy vô phòng mổ, bé nhìn tui hét lên: Mẹ! Đó là tiếng mẹ cuối cùng tui nghe con gọi. Từ sau ca mổ cháu không gọi mẹ một tiếng nào nữa...”.

Khi Hoàng Thuận 6 tuổi, chị Thơm gửi con đi nhà trẻ. Chỉ được mấy ngày, nhà trẻ không dám nhận nữa. “Bé bị bệnh nên ăn uống khó khăn, ăn vô là ói. Mỗi lần khóc, người bé tím lên, người ta sợ không dám nhận” - chị Thơm kể.

Và Thuận phải chịu đựng ca phẫu thuật thứ hai ở tuổi lên 6. Ở ca mổ lần hai, sau khi mổ phế quản cho Hoàng Thuận, các bác sĩ đặt ống dẫn ở cổ để tiện cho việc hút đàm, tránh ngạt thở.

Suốt đêm, chị Thơm phải canh giấc trở dậy hút đàm cho con, cứ hơn hai giờ một lần. Mỗi tối, bé Thuận chỉ ngủ từ 22g đến hơn 24g rồi tỉnh dậy tới sáng. Hai năm nay, giấc ngủ của chị cũng chập chờn vì phải thức để canh chừng con.

Hai năm nay, mẹ con chị Thơm “tạm trú” trong khu B của Viện Tim TP.HCM. “Giờ chưa biết ngày nào con mình mới được về. Tình trạng bé không được ổn định, hay bị sốt cao lắm” - chị nghèn nghẹn. Trước chị là công nhân giày da.

Chồng chị làm thợ sơn xe máy. Lấy nhau về, vợ chồng chị mở một quán bán nước nhỏ đầu hẻm. Khi đưa con đi mổ lần hai, tiền phẫu thuật, tiền thuốc, viện phí, tiền ăn... dồn dập ập tới. Chỉ sau gần hai năm, những đồng tiền chắt chiu được cũng cạn kiệt.

“Lúc đầu còn lo được, sau đuối quá tôi làm đơn. Bệnh viện miễn viện phí, chỉ đóng tiền ăn hai mẹ con. Sau này cũng không còn tiền đóng tiền ăn, bệnh viện lại cho luôn. Nhưng hằng ngày vẫn phải mua sữa, mua tã... cho con. Tôi đã vay mượn, nợ nần nhiều người rồi. Nhìn tình cảnh này, họ không chịu cho mượn nữa... Không biết sắp tới cuộc sống của bé sẽ ra sao” - chị Thơm bật khóc.

MY LĂNG - MINH PHUỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar