20/12/2013 21:02 GMT+7

Nhìn lại văn học Việt Nam - Nhật Bản theo toàn cầu hóa

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Những vấn đề văn học Việt Nam và Nhật Bản vừa được bàn thảo với nhiều hướng tiếp cận tại hội thảo quốc tế “Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa thế kỷ 21” khai mạc sáng 20-12 tại đại học KHXH&NV TP.HCM.

Phóng to
Tác phẩm Totto-Chan - cô bé bên cửa sổ được đề cập trong hội thảo. Ảnh tư liệu

Hội thảo thuộc hoạt động trong chuỗi sự kiện của năm hữu nghị kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, quy tụ các giáo sư, chuyên gia văn học của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc, Nepal, Thái Lan và nhiều trường đại học trên khắp Việt Nam.

Hội thảo tập trung vào bốn chủ đề: Xu hướng toàn cầu hóa trong văn học Việt Nam và Nhật Bản từ cuối thế kỷ 20 đến nay; Xu hướng toàn cầu hóa trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam và Nhật Bản từ cuối thế kỷ 20 đến nay; Xu hướng và thành tựu dịch văn học Việt Nam ở Nhật Bản, dịch văn học Nhật Bản ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 20 đến nay; Nhìn lại kinh nghiệm toàn cầu hóa văn học Việt Nam và Nhật Bản từ thế kỷ 20 trở về trước.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nêu những lý giải vì sao các tác phẩm của nhà văn đoạt giải Nobel Kenzaburo Oe chưa vào được Việt Nam, mặc dù tác phẩm của Oe đã được Nga dịch nhiều và đón nhận rất tốt.

TS Phan Thu Vân (đại học Sư phạm TPHCM) có những phân tích thú vị về ảnh hưởng của F. Scott Fitzgerald và tác phẩm Gatsby vĩ đại đối với nhà văn Haruki Murakami, xem đây là một ví dụ về toàn cầu hóa trong văn học Nhật Bản đương đại, kết hợp giữa sự học hỏi tiếp thu từ văn học nước ngoài với sự dung hòa bản sắc cá nhân của tác giả để thành công trong sáng tác.

PGS. Mariko Nagai của đại học Temple – Nhật Bản giới thiệu tiểu thuyết Kagayakeru Yami của nhà báo Takeshi Kaiko (người từng theo dõi chiến tranh tại Việt Nam) như một cái nhìn thứ ba của một người chứng kiến chiến tranh Việt Nam, với tầm quan trọng “Việc Kaiko hiểu được Việt Nam có lẽ cũng là cách riêng của ông để hiểu quá khứ đen tối nhưng bị lãng quên của Nhật Bản”.

TS. Bùi Thanh Truyền tiếp cận tác phẩm Totto-Chan - cô bé bên cửa sổ với “cái nhìn tham chiếu cho giáo dục Việt Nam hiện nay”, với môi trường học tập thân thiện thể hiện qua ngôi trường Tomoe Gakuen từ trước chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn là kinh nghiệm quý cho Việt Nam hiện nay.

Mong Cánh đồng bất tận được dịch sang tiếng Nepal

Nhà thơ Sandhya Regmi của Nepal cho biết những tác phẩm văn học viết về chiến tranh Việt Nam được bạn đọc Nepal rất quan tâm. Theo bà, những tác phẩm văn học Việt Nam viết về tính nhân văn của con người – một nội dung có tính toàn cầu – có thể dịch sang ngôn ngữ Nepal.

“Tôi mong muốn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư được dịch sang tiếng Nepal để người dân Nepal hiểu được cuộc sống của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long”, bà bày tỏ.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar