27/03/2025 18:19 GMT+7

Nhiều trẻ em Hàn Quốc bị đưa ra nước ngoài như 'kiện hàng'

Ủy ban Sự thật và Hòa giải Hàn Quốc công bố kết quả điều tra trong cho nhận con nuôi quốc tế, ghi nhận nhiều vi phạm khi trẻ em bị đưa ra nước ngoài như 'kiện hàng'.

Nhiều trẻ em Hàn Quốc bị đưa ra nước ngoài như 'kiện hàng' - Ảnh 1.

Cô Kim, một trường hợp được nhận nuôi ở nước ngoài, khóc khi chia sẻ tại buổi họp báo - Ảnh: TRC

Theo Đài KBS (Hàn Quốc) ngày 26-3, trong buổi họp báo diễn ra cùng ngày, Ủy ban Sự thật và Hòa giải Hàn Quốc (TRC) đã công bố kết luận điều tra, liên quan đến quá trình nhận con nuôi quốc tế của Hàn Quốc trong quá khứ, cho rằng quá trình này tồn tại các hành vi vi phạm nhân quyền.

Trong đó bao gồm việc giả mạo hồ sơ, thay đổi danh tính trẻ em, và tiến hành thủ tục nhận con nuôi mà không có sự đồng ý đầy đủ từ cha mẹ ruột.

Đánh cắp danh tính trẻ em

Theo TRC, quá trình điều tra đã phát hiện một số trường hợp điển hình như thực hiện thủ tục nhận con nuôi khi chưa có sự chấp thuận của cha mẹ ruột, khai báo sai sự thật khi ghi nhận trẻ bị thất lạc là trẻ mồ côi, hoặc thay thế trẻ em dự kiến được nhận nuôi không may qua đời bằng một trẻ khác rồi làm giả danh tính để tiếp tục quy trình nhận con nuôi.

Những hành vi này bị đánh giá là xâm phạm quyền cá nhân và nhân phẩm của trẻ em, đi ngược lại với các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trong Hiến pháp Hàn Quốc.

Ủy ban này cũng chỉ trích sự thiếu trách nhiệm của Chính phủ Hàn Quốc trong suốt quá trình, đồng thời khuyến nghị chính phủ nước này cần đưa ra lời xin lỗi chính thức.

Theo TRC, các bằng chứng thu thập được cho thấy Chính phủ Hàn Quốc đã nhận thức được những bất cập và vi phạm trong lĩnh vực nhận con nuôi quốc tế trong suốt nhiều thập kỷ, song vẫn để xảy ra tình trạng thiếu sót trong việc ban hành pháp luật, cũng như quản lý và giám sát lỏng lẻo.

"Điều này dẫn đến sự thất bại toàn diện trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em Hàn Quốc được đưa ra nước ngoài thông qua các thủ tục nhận con nuôi", đại diện TRC phát biểu tại buổi họp báo công bố kết quả điều tra.

Từ nhân đạo đến thương mại hóa

Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1999, hơn 140.000 trẻ em Hàn Quốc đã được đưa ra nước ngoài theo diện con nuôi. 

Ban đầu, hoạt động này xuất phát từ nhu cầu xã hội sau chiến tranh Triều Tiên, với mục tiêu đưa các trẻ em lai Mỹ - Hàn ra khỏi môi trường xã hội vốn đề cao sự đồng nhất sắc tộc. Tuy nhiên, đến thập niên 1970 - 1980, khi Hàn Quốc bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, hoạt động nhận con nuôi quốc tế dần mang tính thương mại. 

Các tổ chức trung gian đã thu phí và quyên góp từ cha mẹ nuôi nước ngoài, đồng thời sử dụng nguồn tài chính này để tiếp tục tuyển chọn trẻ em, khiến mục tiêu nhân đạo ban đầu bị biến tướng và chuyển hướng sang mục đích kinh doanh.

Theo Đài KBS, vào năm 2022, có 375 người Hàn Quốc hiện đang sinh sống tại 11 quốc gia, trong đó có Mỹ, Đan Mạch và Thụy Điển, đã gửi đơn yêu cầu TRC điều tra, với lý do hồ sơ nhận con nuôi của họ đã bị làm giả, xâm phạm đến quyền được biết về danh tính thật của bản thân.

Sau quá trình điều tra kéo dài 2 năm 7 tháng, TRC kết luận rằng trong quá trình nhận con nuôi quốc tế trong quá khứ đã xảy ra nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền. Ủy ban này kiến nghị Chính phủ Hàn Quốc phải thừa nhận trách nhiệm và đưa ra lời xin lỗi chính thức đối với những người bị ảnh hưởng.

Theo TRC, chính phủ nước này cần tiến hành điều tra thực trạng của những người đã được đưa đi nhận con nuôi, triển khai các biện pháp hỗ trợ như tìm kiếm thân nhân và xúc tiến việc phê chuẩn Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em trong cho nhận con nuôi quốc tế.

Những chuyện thương tâm trong cháy rừng tồi tệ nhất lịch sử Hàn Quốc

Truyền thông Hàn Quốc ghi nhận lại một số câu chuyện đau lòng trong vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, làm 26 người thiệt mạng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đài Loan tập trận dùng vũ khí Mỹ, Bắc Kinh lên tiếng

Đài Loan tập trận lớn ngày 9-7, mô phỏng bị tấn công hạ tầng, dùng vũ khí Mỹ; Bắc Kinh đã lên tiếng phản ứng.

Đài Loan tập trận dùng vũ khí Mỹ, Bắc Kinh lên tiếng

Có xô xát trong Quốc hội Israel?

Mạng xã hội thời gian qua lan truyền một video ghi lại cảnh ẩu đả với tuyên bố cho là đã xảy ra tại Quốc hội Israel.

Có xô xát trong Quốc hội Israel?

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Rộ thông tin Mỹ áp lệnh 'hạn chế đi lại nội địa'

Mạng xã hội xôn xao thông tin nói rằng chính quyền của ông Trump đang thử nghiệm các biện pháp hạn chế đi lại nội địa tại Mỹ.

Rộ thông tin Mỹ áp lệnh 'hạn chế đi lại nội địa'

Có thực Pháp đang bí mật chuyển chất thải hạt nhân sang Armenia?

Tin đồn nói Pháp đưa chất thải hạt nhân sang Armenia, cáo buộc Thủ tướng Armenia nhận hối lộ để biến khu bảo tồn thành bãi chứa.

Có thực Pháp đang bí mật chuyển chất thải hạt nhân sang Armenia?

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tổng thống Donald Trump dọa áp thuế 14 nước châu Á, gây áp lực lớn cho đàm phán thương mại trước thời hạn chót mới là ngày 1-8.

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar