19/03/2025 15:56 GMT+7

Huyện Yeongyang, Hàn Quốc bị dân chỉ trích vì muốn nhận 40 người tị nạn Myanmar

Huyện Yeongyang, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc dự định mời 40 người tị nạn Myanmar đến định cư để cải thiện dân số, nhưng đề xuất này đang vấp phải nhiều chỉ trích.

Định nhận người tị nạn Myanmar đến ở, huyện Yeongyang, Hàn Quốc bị chỉ trích dữ dội - Ảnh 1.

Đường phố ở huyện Yeongyang, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc vắng hoe do neo người - Ảnh: KOREA TIMES

Cách đây vài ngày, huyện Yeongyang, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc bất ngờ thông báo chính quyền huyện này đang đàm phán với chính quyền trung ương để mời 40 người tị nạn Myanmar đến một trong những ngôi làng của huyện để định cư lâu dài, nhằm giải quyết vấn đề dân số.

Sự phản đối từ dân địa phương

Huyện Yeongyang là địa phương có dân số thấp nhất Hàn Quốc, với dân số chỉ 15.271 người được ghi nhận vào tháng 2-2025. Đáng chú ý, số ca sinh ở huyện này chỉ 25 ca, trong khi số ca tử vong lên đến 300 ca mỗi năm, tức số người chết cao gấp 12 lần so với số trẻ sinh ra.

Tuy nhiên chỉ ít ngày sau khi ra thông báo mời người tị nạn Myanmar đến sinh sống, trang web tin tức của chính quyền huyện Yeongyang đã tràn ngập hàng chục khiếu nại, kêu gọi lãnh đạo huyện Yeongyang Oh Do Chang hủy bỏ kế hoạch này.

“Ý tưởng cho rằng mọi người có thể giải quyết tình trạng suy giảm dân số bằng các chính sách thu hút người nước ngoài hoặc người tị nạn nhập cư là điều vô lý. Đây là điều sai trái. Tôi hy vọng chính quyền huyện sẽ đưa ra một chính sách phù hợp hơn để giúp đỡ người dân địa phương”, một người dân kiến nghị.

Theo ý kiến của nhiều người dân, việc đưa người nước ngoài hoặc người tị nạn đến sinh sống, nhập cư tại địa phương có thể là khởi đầu dẫn đến bùng nổ số lượng người nhập cư, làm phát sinh nhiều vấn đề khác như mất an toàn công cộng hay xung đột tôn giáo.

“Vấn đề tiếp nhận người tị nạn Myanmar tại đất nước chúng tôi không chỉ là vấn đề nhân đạo, mà còn là vấn đề về an toàn công cộng. Như mọi người đã nhìn thấy ở châu Âu, do chính sách tiếp nhận người nhập cư như vậy, nhiều quốc gia ở châu lục này đã gặp phải nhiều vấn đề, bao gồm hiện trạng số lượng tội phạm gia tăng.

Người đứng đầu huyện Yeongyang đang thúc đẩy thử nghiệm chính sách thu hút người tị nạn nước ngoài, mặc dù nghĩa vụ chính của ông ấy là phải đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu. Yeongyang không nên là nơi thử nghiệm chính sách thu hút người tị nạn”, một người dân khác viết trên trang web của chính quyền huyện Yeongyang.

Trước những phản hồi không tích cực từ người dân, các nhà chức trách huyện Yeongyang đang xem xét lại kế hoạch nhận người tị nạn Myanmar đến định cư.

Không phải lần đầu

Trước đây, Hàn Quốc từng chứng kiến tình trạng tương tự khi 550 người Yemen đến đảo Jeju, miền nam Hàn Quốc để xin tị nạn trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018. Thời điểm đó, người dân Hàn Quốc đã liên tục nộp các bản kiến nghị yêu cầu không cho người Yemen tị nạn trong lãnh thổ Hàn Quốc.

Vụ việc bùng nổ lớn đến mức Chính phủ Hàn Quốc buộc phải loại Yemen ra khỏi danh sách các quốc gia được miễn thị thực khi đến đảo Jeju, đồng thời áp đặt các hạn chế nhằm cấm hơn 500 người Yemen tị nạn rời đảo Jeju vào đất liền.

Cũng theo Korea Times, Hàn Quốc được biết đến là quốc gia có chính sách nhập cư nghiêm ngặt. Dù Hàn Quốc đã chấp nhận cho người tị nạn đến sinh sống tại đây từ năm 1994, nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 1.500 người được cấp phép tị nạn tại quốc gia Đông Bắc Á này.

Tỉ lệ chấp thuận cho người nước ngoài tị nạn tại Hàn Quốc là 2,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 20% của các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Mặt khác, một số ý kiến cũng cho rằng người dân Hàn Quốc nên cởi mở hơn với người nước ngoài tị nạn nếu muốn Hàn Quốc ngày một hưng thịnh hơn. Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng một số quốc gia châu Âu từng tiếp nhận một số lượng lớn người tị nạn, và chính những người tị nạn này đã góp phần phát triển quốc gia mà họ đang tị nạn.

Quận Yeongyang, Hàn Quốc muốn nhận người tị nạn Myanmar vì sợ không còn ai

Quận Yeongyang, Hàn Quốc đang tìm cách thu hút khoảng 40 người tị nạn Myanmar đến sinh sống nhằm đối phó với tình trạng suy giảm dân số nghiêm trọng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Hàn Quốc đưa ra đề xuất trọn gói, trong khi EU tin sẽ sớm đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ.

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao

Chiều 9-7, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper.

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao

Phó thủ tướng: ASEAN cần tận dụng thương mại điện tử để khơi thông thương mại nội khối

Vai trò trung tâm của ASEAN cùng cam kết mạnh mẽ về phát triển bao trùm và bền vững tiếp tục là kim chỉ nam dẫn dắt Cộng đồng ASEAN.

Phó thủ tướng: ASEAN cần tận dụng thương mại điện tử để khơi thông thương mại nội khối

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Bộ Quốc phòng mời 5 nước là Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm.

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Tổng lãnh sự Hàn Quốc: Vinh dự làm việc tại đất nước tôi yêu mến

Nhiệm kỳ của Tổng lãnh sự Shin Choong Il kết thúc nhưng ông hy vọng tiếp tục làm việc và đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.

Tổng lãnh sự Hàn Quốc: Vinh dự làm việc tại đất nước tôi yêu mến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar