24/06/2017 20:00 GMT+7

​Nhiều nguy cơ dẫn đến loãng xương

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Bình Định
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Bình Định

Thông tin về loãng xương ngày càng rộng rãi nên lượng bệnh nhân đi khám, kiểm tra loãng xương ngày càng nhiều hơn.

Bệnh thường xảy ra ở tuổi trung niên, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy vậy, những người nằm trong nhóm có các yếu tố nguy cơ cao (dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê dẫn đến giảm hấp thu canxi; ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời; lạm dụng các loại thuốc như corticoid; stress) có thể bị ở mọi lứa tuổi.

Loãng xương tiên phát hay loãng xương ở người già, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh là do sự mất cân bằng giữa hormone sinh dục và hormone vỏ thượng thận, làm giảm hấp thụ canxi và tăng hoạt động của tế bào hủy xương nên gây ra tình trạng giảm mật độ xương dẫn đến loãng xương.

Loãng xương thứ phát thường thấy ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau: bất động quá lâu do bệnh, do nghề nghiệp; mắc các bệnh nội tiết (cường vỏ thượng thận, suy tuyến sinh dục, cường giáp…); bệnh thận (suy thận mạn thải nhiều canxi, chạy thận nhân tạo chu kỳ…); có khi do dùng corticoid kéo dài. Khi có một trong các yếu tố nguy cơ trên, nên đi khám kiểm tra xương để phát hiện sớm và điều trị kịp thời loãng xương. 

Bệnh nhân thường đi khám trong tình trạng đau cột sống, đau thần kinh tọa, hội chứng vai gáy, đau các khớp xương, đau dọc xương cẳng chân, xương tay, mỏi cơ (nhất là khi hoạt động thể lực).

Trường hợp nặng hơn có thể bị xẹp lún đốt sống lưng, thắt lưng hoặc gãy xương, thường gặp là gãy cổ xương đùi, xương cẳng tay sau một chấn thương hoặc va chạm nhẹ.

Do vậy, khi bị loãng xương, bệnh nhân nên có chế độ tập luyện hợp lý (tăng cường vận động như đi bộ, thể dục, nên ưu tiên hoạt động ngoài trời, tránh các hoạt động có nguy cơ té ngã). Về chế độ ăn, nên bồi bổ nguồn thức ăn giàu canxi như hải sản, trứng, sữa, rau quả tươi; tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê…

Đối với phụ nữ nên dùng nhiều các chế phẩm từ đậu nành, nên kiểm tra xương hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men hợp lý. Các nghiên cứu cho thấy việc điều trị đã làm tăng được khối lượng khoáng chất của xương, giảm đau đớn, giảm nguy cơ gãy xương... cải thiện chất lượng cuộc sống cho người có tuổi.

Việc dùng thuốc điều trị loãng xương phải theo chỉ định, tư vấn và theo dõi của bác sĩ, kiểm tra định kỳ 6 tháng trong thời gian điều trị. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ và không được theo dõi, dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Bình Định

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar