21/02/2019 14:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhiều chùa không có cảnh biến tướng

M.TỰ - B.ĐẤU -  T.TRÌNH - B.SƠN
M.TỰ - B.ĐẤU - T.TRÌNH - B.SƠN

TTO - Rằm tháng Giêng năm nay, nhiều chùa ở miền Trung và miền Nam đón du khách đến chùa trong không khí yên bình, không có những cảnh tượng bát nháo.

Nhiều chùa không có cảnh biến tướng - Ảnh 1.

Người dân vãn cảnh chùa Từ Hiếu (Huế) - Ảnh: Minh An

Chùa Huế bình yên

Tại Huế, hầu như các chùa chỉ tổ chức lễ cầu an, không cúng bái dâng sao giải hạn. Khởi đầu là lễ cầu an ở tổ đình Từ Đàm - ngôi chùa trung tâm và là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên - Huế, diễn ra vào sáng 18-2 (nhằm ngày 14 tháng giêng). 

Đây là lễ cầu an đều đặn tổ chức vào ngày này hằng năm, để nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân an lành, đất nước hưng thịnh. 

Nghi lễ do Ban trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức, với sự có mặt đông đủ các nhà sư trong hàng giáo phẩm của giáo hội, trụ trì các chùa trong cả tỉnh, cùng lãnh đạo chính quyền và phật tử gần xa.

Theo hòa thượng Thích Đức Thanh - ủy viên thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN, trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh, lễ cầu nguyện này sẽ tiếp thêm sức mạnh tâm linh cho quê hương đất nước ngày càng khởi sắc; gia đạo bình an. 

Sự cộng hưởng của niềm tin trong sáng, sự nguyện cầu nhất tâm, và cùng nhau hướng về hành động sáng suốt thì trời đất giao cảm, duyên lành hội tụ...

Sau lễ chính ở chùa Từ Đàm, các chùa trên toàn tỉnh cũng tổ chức lễ cầu an cho phật tử và dân chúng trong địa phương. 

Trưa ngày Rằm tháng Giêng, chùa nào cũng đông đảo phật tử đến dự lễ cầu an, nhưng diễn ra trang nghiêm, không đốt vàng mã hay dâng sao giải hạn, không ảnh hưởng gì đến giao thông đường phố. 

Nhiều du khách từ các tỉnh miền Bắc đến viếng chùa Huế những ngày này đều ngạc nhiên.

Đại đức Thích Không Nhiên - phó chủ biên kiêm thư ký tập san Liễu Quán (thuộc GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế) - cho biết điều này có nhiều nguyên nhân. Huế là vùng đất đã từng tồn tại một triều đại quân chủ gần nhất nên văn hóa cung đình vẫn còn sâu đậm. 

Văn hóa cung đình đã chuẩn hóa nhiều ngôi quốc tự ở Huế, nơi mà các vị cao tăng trụ trì, và các vị cao tăng ấy lại là tổ sư sáng lập của nhiều ngôi tổ đình lớn ở Huế. Từ đó, chùa chiền, tăng ni, phật sự ở Huế được đặt trong một quy chuẩn chặt chẽ. 

Đặc biệt, chính công cuộc chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20, với quyết tâm "chuẩn hóa" Phật giáo của Hội An Nam Phật học, đã mang lại những kết quả vượt bậc, và kết quả đó sâu bền cho đến tận hôm nay.

Bình Dương: lễ hội chùa Bà không đốt vàng mã

Theo ông Nguyễn Khoa Hải - giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Dương, sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL, sở đã có văn bản hướng dẫn các huyện, thị xã về việc tăng cường tuyên truyền, vận động người dân bỏ các hoạt động cúng, dâng sao giải hạn... 

Tuy nhiên, ở góc độ quản lý nhà nước hiện nay mới chỉ dừng ở việc tuyên truyền để người dân tự giác, chưa có biện pháp chế tài đối với các hoạt động này.

Nhiều chùa không có cảnh biến tướng - Ảnh 2.

Năm nay là năm đầu tiên lễ hội chùa Bà tỉnh Bình Dương cấm đốt vàng mã. Trong ảnh: Chùa thông báo tháp đốt vàng mã tạm ngưng hoạt động trong 4 ngày cao điểm (12 tháng giêng đến hết ngày rằm tháng giêng) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Theo ghi nhận tại Bình Dương, các chùa ở đây ít tổ chức hoạt động cúng sao giải hạn. Tại lễ hội chùa Bà vào rằm tháng giêng - lễ hội quy mô lớn tại Bình Dương, năm nay ban chỉ đạo lễ hội cấm du khách đốt vàng mã như mọi năm. 

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng chèo kéo du khách, ban tổ chức lễ hội cũng phát nhang miễn phí cho tất cả du khách dự lễ.

Ông Trần Vĩnh An - phó thường trực ban trị sự chùa Bà Bình Dương - cho rằng các hoạt động như chen lấn bốc tro, cúng giải hạn... là hành vi có màu sắc mê tín. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước và ban trị sự chùa đều tuyên truyền, vận động người dân bỏ các hoạt động này.

Nhiều chùa không có cảnh biến tướng - Ảnh 3.

Để tránh chèo kéo du khách, ban tổ chức phát nhang miễn phí. Trong hình: một du khách nhận nhang miễn phí, đằng sau là nhà vệ sinh miễn phí bằng vốn xã hội hóa của doanh nghiệp - Ảnh: BÁ SƠN

Miền Tây: lễ hội diễn ra hiền hòa

Ngày 20-2, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Khánh Hiệp - giám đốc Sở VH-TT&DL An Giang - cho biết Sở VH-TT&DL An Giang đã thành lập nhiều đoàn đến kiểm tra tại các lễ hội lớn nhỏ trong tỉnh và chưa phát hiện lễ hội nào "biến tướng" như cúng sao giải hạn, chèo kéo du khách, trục lợi... 

"Hiện tại sở chỉ tuyên truyền nhắc nhở, chưa phát hiện trường hợp nào để xử phạt" - ông Hiệp nói. Ông Hiệp thông tin thêm An Giang được Thanh tra Bộ VH-TT&DL đánh giá là một trong những tỉnh có công tác quản lý lễ hội tốt.

Ông Trần Hiếu Hùng - giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Cà Mau - cho biết tỉnh này cũng đã có một mùa lễ hội với hoạt động tín ngưỡng diễn ra bình thường, không có cảnh chen lấn hay các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng để bày trò mê tín, chuộc lợi bất chính. 

"Một phần do các cơ quan chức năng từ tỉnh đến cơ sở có cách quản lý các hoạt động lễ hội hiệu quả. Nhưng cái chính xuất phát từ những hoạt động tín ngưỡng của người dân Cà Mau xưa nay cũng rất hiền, ôn hòa..." - ông Hùng nói.

Cơ quan chức năng một số địa phương như Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang... cũng cho biết các hoạt động lễ hội trong mùa xuân năm nay tuy lượng người tham gia rất đông nhưng diễn ra trong trật tự, đặc biệt không xảy ra các hoạt động biến tướng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa (nguyên giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế):

Không dung dưỡng sự lệch lạc về tín ngưỡng

nguyen xuan hoa 20-2 5(read-only)

Ông Nguyễn Xuân Hoa - Ảnh: N.LINH

Hiện tượng lệch lạc trong chùa chiền hiện nay như dâng sao giải hạn, đốt vàng mã... có một phần nguyên do của sự pha trộn giữa đạo giáo khi du nhập vào Việt Nam và tín ngưỡng dân gian từ xa xưa.

Một phần là do sự dung dưỡng những hiện tượng này từ chính trong những người có thẩm quyền.

Về phía Giáo hội Phật giáo, cần một cuộc chấn hưng Phật giáo như đã từng làm vào những năm 1930, nhằm xóa bỏ tận gốc những hiện tượng lệch lạc, trái với giáo lý của đạo Phật.

Các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa cần ra văn bản chấn chỉnh tình trạng tự phát, lệch lạc tín ngưỡng của người dân là điều hoàn toàn có thể chứ không hề nhạy cảm như nhiều người e ngại.

Chẳng hạn như UBND TP Huế đã ban hành văn bản cấm người dân rải vàng mã khi đưa tang trên một số tuyến phố, đã được thực hiện tốt.

Cùng với đó là việc giáo dục lớp trẻ biết được như thế nào là văn hóa, văn minh, hiện đại, tránh sự hiểu biết lệch lạc về tín ngưỡng, tôn giáo, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

NHẬT LINH ghi

TTO - Hôm nay (20-2), Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức ra văn bản yêu cầu tăng ni, nhất là chư vị lãnh đạo giáo hội, không được trục lợi với lễ cầu an.

M.TỰ - B.ĐẤU - T.TRÌNH - B.SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar