19/06/2018 16:57 GMT+7

Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này

BÌNH MINH
BÌNH MINH

TTO - Với 'ông Tây' đã lui tới Việt Nam suốt 30 năm qua, chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ hay đền Ngọc Hoàng… không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là những câu chuyện dài đầy thi vị về lịch sử và văn hóa của dải đất hình chữ S.

Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 1.

Nhiếp ảnh gia - Ảnh: BÌNH MINH

Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện ngắn với nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet nhân dịp ông vừa ra mắt cuốn sách ảnh song ngữ Anh - Pháp mang tên () và có cuộc triển lãm ảnh về chùa VN tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Ông Nicolas Cornet chia sẻ: "Ba năm trước, tôi cùng gia đình đến thăm chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Lúc này, chùa đang được xây dựng lại nên toàn bộ mái ngói, tường và các kiến trúc bằng gỗ đều bị đập vỡ. Vào khoảnh khắc ấy, tôi nhận ra rằng thật tiếc khi một ngày nào đó chúng ta không còn được trông thấy các di sản này nữa. Tôi quyết định thực hiện tập sách ảnh về đền chùa VN để ghi lại những di sản vô giá, với mong muốn thế hệ tương lai có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của những kiến trúc này".

* Hầu hết các bức ảnh của ông đều lột tả những chi tiết rất gần gũi, chân thực. Điều gì đã giúp ông chạm rất gần đến các nhân vật?

- Mỗi chùa, tôi lưu lại khoảng một đến hai ngày. Tôi cứ ngồi lặng lẽ quan sát, ghi chép và chụp ảnh. Có nhiều người dân địa phương rất tò mò vì sự xuất hiện của một "ông Tây" ngay tại ngôi chùa VN. Nhưng tôi không phải "Tây". Tôi là một phần của mảnh đất này.

Hầu hết những người tôi gặp đều rất tốt bụng. Họ mời tôi ăn cùng, trò chuyện và thậm chí là ngủ lại. Khi chụp ảnh chùa chiền, tôi không gấp gáp.

Tôi có thể ngồi suốt 4 hoặc 5 tiếng liền chỉ để cảm nhận không khí ở nơi đó. Tôi chờ mọi người kết thúc buổi cầu kinh, và ở gần họ đến mức có thể chạm tay vào từng người.

Đó chính là cách tôi đã len lỏi vào cuộc sống thường nhật của những con người VN ở chùa chiền.

Tôi có mối quan hệ rất mật thiết với VN. Vợ tôi là người Việt, một nửa cuộc đời tôi dường như gắn trọn với đất nước này. Tôi đã từng đến nhiều quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia để chụp hình đền chùa, nhưng không đâu mang lại cho tôi cảm giác đặc biệt như VN.

Phật giáo có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây, và cách mọi người đặt niềm tin khi bước chân vào những ngôi chùa cũng là câu chuyện thú vị để kể lại trong quyển sách.

Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 3.

Ảnh chụp tại chùa Đại Bi, cách Hà Nội 65km - Ảnh: NICOLAS CORNET

* Kỷ niệm đẹp của ông trong hành trình chụp ảnh các ngôi chùa?

- Từ khi bắt đầu hành trình này, tôi ăn chay. Tôi thích các món ăn chay đến mức xin được vào bếp chùa để quan sát các vị sư thầy chế biến thức ăn. Dần dà, tôi học được cách làm món đậu hũ chiên và cá kho tộ chay. Tôi cũng có về "thực hành" nấu cho vợ con mình ăn và bọn trẻ cực kỳ thích thú.

Quê vợ tôi ở Nghệ An - Hà Tĩnh. Tôi cũng từng đưa các con về đây để chúng nhớ về tổ tiên. Chúng tôi cùng nhau sửa lại bàn thờ gia tộc. Tôi chưa bao giờ phải ép các con học, bởi chúng tự hiểu rằng sự học không phải là để tìm được việc làm, mà để có một cái nhìn tri thức về thế giới.

Một số bức ảnh của Nicolas Cornet

Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 4.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 5.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 6.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 7.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 8.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 9.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 10.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 11.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 12.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 13.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 14.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 15.
Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet: Tôi là một phần của mảnh đất này - Ảnh 16.

Ba năm liền, nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Cornet đã đi qua gần 100 ngôi đền, chùa từ Bắc xuống Nam để ghi lại những bức ảnh về kiến trúc và phong tục tập quán trong tín ngưỡng của người Việt. 250 tấm ảnh xuất sắc nhất được lọc lại từ hơn 20.000 bức ảnh để đưa vào quyển sách. Sắp tới, ông dự định tiếp tục xuất bản một quyển sách về ẩm thực VN.

TTO - 'Tôi rất hạnh phúc và vinh dự khi việc làm của mình, đặc biệt là bảo tàng Di sản vô giá, được công nhận', nhiếp ảnh gia Réhahn chia sẻ với Tuổi Trẻ Online từ Pháp khi được trao giải thưởng cống hiến của người Pháp ở nước ngoài.

BÌNH MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar