26/08/2023 09:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý: Khoa học đấu chính trị

Việc Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý, từ vấn đề chỉ cần các bằng chứng khoa học là đủ đã trở thành câu chuyện đòi hỏi niềm tin chính trị giữa các nước Đông Bắc Á.

Không ảnh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản ngày 24-8 - Ảnh: Reuters

Không ảnh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản ngày 24-8 - Ảnh: Reuters

Ngày 24-8, bất chấp các phản đối và lo ngại, những mét khối nước nhiễm phóng xạ qua xử lý đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã đổ ra biển. Trong khi Trung Quốc phản đối, Hàn Quốc thận trọng theo dõi, Mỹ tỏ ý ủng hộ quyết định của Nhật Bản.

Nước gần lo lắng

Tại Trung Quốc, động thái trên đã gây lo lắng lớn khi người dân tại Bắc Kinh, Thượng Hải và một số thành phố khác đổ xô đi mua... muối vì lo sợ muối ăn trong tương lai sẽ bị nhiễm phóng xạ.

Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cấm nhập khẩu tất cả hải sản từ Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng mạnh bằng việc triệu tập đại sứ Nhật Bản tại nước này, đồng thời nhấn mạnh hành vi của Nhật Bản sẽ bị cộng đồng quốc tế lên án trong thời gian dài. 

"Chưa có tiền lệ nào về việc con người xả nước bị ô nhiễm do tai nạn hạt nhân vào đại dương và không có tiêu chuẩn xử lý nào được chấp nhận", bộ này tuyên bố.

Tại Hàn Quốc, nước gần Nhật Bản nhất, ngày 25-8 chính quyền xác nhận nước nhiễm phóng xạ từ Nhà máy Fukushima đã được xả ra biển. 

Ông Park Ku Yeon, phó chánh Văn phòng Điều phối chính sách chính phủ, cho biết: "Cho đến nay, việc xả thải đang diễn ra ổn định như kế hoạch ban đầu và được hiểu là không có tình huống bất thường nào". 

Ông Park cũng nhấn mạnh Seoul đang theo dõi và phân tích kỹ lưỡng quá trình xả thải ra biển thông qua "đường dây nóng kép" giữa cơ quan quản lý và ngoại giao của hai nước. 

Mặc dù vậy, Hàn Quốc vẫn thể hiện sự lo lắng khi thông báo sẽ tăng cường kiểm tra hàm lượng phóng xạ các loại hải sản được nuôi trồng ở nước này để giảm bớt lo ngại của người dân. "Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp tốt nhất để tiếp tục giám sát để không ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe của người dân", ông Park nói.

Trước đó, Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) cầm quyền ở Hàn Quốc đã kêu gọi Đảng Dân chủ (DP) đối lập "ngừng lan truyền nỗi sợ hãi trong dư luận" về vấn đề xả thải của Nhật Bản. 

PPP cũng cho rằng phe đối lập đang cố gắng tận dụng sự việc để hạ uy tín của chính quyền đương nhiệm, che đậy các vấn đề nội bộ của DP.

Nguồn: Reuters - Dữ liệu: DUY LINH - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Nguồn: Reuters - Dữ liệu: DUY LINH - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Có hay không tiêu chuẩn xả thải?

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, cách thủ đô Tokyo hơn 300km về phía đông bắc. 

Mặc dù không nằm hướng ra vùng biển nào giáp Hàn Quốc hay Trung Quốc, dư luận và những ý kiến phản đối cho rằng các dòng hải lưu sẽ đưa số nước thải từ Fukushima đến bờ biển của họ, thậm chí cả các đảo quốc Thái Bình Dương.

Theo kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản, tổng cộng 1,34 triệu m3 nước đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima sẽ được xả ra biển. 

Quá trình xả có thể mất tới 30 năm do vừa làm vừa đánh giá mức độ tác động. Trong đó, từ tháng 8-2023 đến tháng 3-2024, Nhật Bản dự kiến sẽ xả 31.200m3, chiếm khoảng 2,3% số nước cần xả. 

Chính quyền Nhật Bản lập luận việc xả nước đã qua xử lý là cần thiết do các bồn chứa đã đầy và nước được thải ra đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho con người. 

Tokyo khẳng định sẽ loại bỏ 62 nhân tố phóng xạ trong nước trước khi xả, chỉ còn một đồng vị phóng xạ là tritium và các dấu vết phóng xạ khác.

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trước đó đã đến kiểm tra Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. 

Trong chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 7-2023, người đứng đầu IAEA chấp thuận kế hoạch của Nhật Bản và cho biết nó phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn toàn cầu và sẽ chỉ có "tác động phóng xạ không đáng kể" đến con người, môi trường.

Tuyên bố của IAEA được xem là một sự bảo chứng quan trọng, nhưng nó không dập tắt được các chỉ trích, điều đã thể hiện rõ qua phản ứng của Trung Quốc. 

Tại Hàn Quốc, chính quyền đang nỗ lực trấn an người dân và không để sự việc đi quá xa trong bối cảnh quan hệ song phương với Nhật Bản vừa được cải thiện. 

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị điều hành nhà máy, IAEA và Viện An toàn hạt nhân Hàn Quốc đều đã bắt đầu tải dữ liệu về việc xả thải lên các trang web của mình. Đáng chú ý TEPCO tải lên dữ liệu chi tiết mỗi giờ, chẳng hạn như mức độ phóng xạ, tốc độ xả và mức độ tritium.

Lo nhiễm phóng xạ, Trung Quốc cấm hải sản từ Nhật Bản

Cục Hải quan Trung Quốc thông báo ngừng nhập khẩu tất cả các loại hải sản của Nhật Bản từ ngày 24-8 do lo sợ ảnh hưởng từ việc xả nước thải từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một video lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một bé gái bị cho là đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "nỗi ô nhục của thế giới", nhưng sự thật có phải như vậy?

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Trump khẳng định sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine dù trước đó Nhà Trắng tạm hoãn chuyển giao một số vũ khí.

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Video đưa tin Ngoại trưởng Ấn Độ nói Pakistan bắn rơi ba tiêm kích Rafale trong chiến dịch Sindoor hồi tháng 5 thu hút chú ý dư luận.

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Hội nghị BRICS tại Brazil thể hiện nỗ lực của nước chủ nhà thúc đẩy phát triển công bằng, bao trùm và củng cố chủ nghĩa đa phương.

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Sau trận lũ quét kinh hoàng tại bang Texas, những thách thức trong việc dự báo thời tiết cực đoan lại trở thành vấn đề tâm điểm.

Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Tin tức thế giới 8-7: Hàn Quốc lên tiếng sau khi Mỹ công bố áp thuế; Ngoại trưởng Rubio đi Malaysia

Hàn Quốc khẳng định sẽ đẩy mạnh đàm phán thương mại với Mỹ sau khi ông Trump công bố thuế quan 25% từ 1-8; Ngoại trưởng Mỹ lần đầu công du châu Á; Mỹ xóa HTS của Syria khỏi danh sách tổ chức khủng bố... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 8-7.

Tin tức thế giới 8-7: Hàn Quốc lên tiếng sau khi Mỹ công bố áp thuế; Ngoại trưởng Rubio đi Malaysia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar