Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa

Men cổ đại không những vẫn còn có thể cho ra bia mà còn mở ra những khám phá mới về xã hội và văn hóa loài người từ nhiều thiên niên kỷ trước.

Nhiều công ty hiện đang hợp tác với các nhà khảo cổ học để sản xuất bia từ những nguyên liệu hàng nghìn năm tuổi. 

Quá trình này làm sáng tỏ nhiều câu hỏi lớn về những biến đổi trong cách con người sống và sinh hoạt trong một thời gian dài.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 1.

Tháng 5-2019, các nhà khoa học đến từ Đại học Bar-Ilan (Jerusalem) tiến hành lên men bia từ một loại men đựng trong các bình gốm được tìm thấy tại khu khảo cổ Tell es-Safi ở Israel. 

Tell es-Safi là nơi người Philistine, một dân tộc đi biển Địa Trung Hải, sinh sống cách đây 3.000 năm và được cho là quê hương của người khổng lồ Goliath trong Kinh Thánh, theo tạp chí National Geographic.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 2.

Tranh khắc trong Bảo tàng nấu bia Israel. Ảnh: Alamy

Ngoài khu khảo cổ này, các nhà khoa học còn tìm được nhiều bình chứa men bia tại ba địa điểm khác ở Israel mà người Ai Cập cổ đại, người Assyria, người Babylon và người Ba Tư từng cư ngụ và cai trị; trong đó, loại lâu đời nhất được ủ vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, tức cách đây hơn 5.000 năm.

Để so sánh, họ cũng đem lên men số nguyên liệu này. Sau khi thưởng thức những mẻ bia mới và cũng là loại đồ uống đầu tiên được nấu từ nguyên liệu cổ, các nhà khoa học đồng tình rằng loại làm bằng men chứa trong bình của người Philistine có hương vị ngon nhất.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 3.

Cảnh uống bia ở Ba Tư cách đây khoảng 5000 năm

Các chuyên gia nếm thử đến từ Chương trình chứng nhận đánh giá bia (BJCP) cũng dành lời tán thưởng cho thức uống này.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 4.

Thành quả này cũng chứng minh rằng các vi sinh vật thúc đẩy quá trình lên men có thể sinh sôi và tồn tại hàng nghìn năm, đồng thời khẳng định công dụng của những chiếc bình được khai quật kể trên đúng là để làm bia.

Đấy chỉ là một trong số nhiều dự án khảo cổ gần đây tập trung riêng vào việc nghiên cứu bia. 

Cách Tell es-Safi hơn 10.600km về phía đông, ở thị trấn Kiều Đầu, huyện Vĩnh Gia (Chiết Giang, Trung Quốc), các nhà khảo cổ phát hiện hai bộ xương người cùng hàng chục bình gốm có kích thước và hình dạng khác nhau, khoảng 9.000 năm tuổi, và bên trong chúng chứa dấu vết của một dạng bia cổ xưa, trang New Atlas đưa tin hồi tháng 9-2021.

Nhóm chuyên gia chọn 20 bình và phân tích chất cặn còn sót lại bên trong. Kết quả cho thấy số bình mới khai quật quả thực từng đựng đồ uống có cồn.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 5.

Sự phổ biến của bia thủ công ở nhiều quốc gia hiện nay đang thúc đẩy mạnh mẽ các nghiên cứu khảo cổ học về bia như trên.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 6.

Bình đựng đồ uống có cồn được tìm thấy cạnh bộ xương người tại một địa điểm khảo cổ ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: New Atlas

Việc soi lại lịch sử qua men bia cổ đại làm sáng tỏ nhiều câu hỏi lớn của giới khoa học, chẳng hạn như thế nào và tại sao loài người bắt đầu chuyển từ hái lượm thức ăn hoang dã sang xã hội nông nghiệp định cư.

Trả lời câu hỏi này có thể chỉ ra nguồn gốc của những thay đổi mang tính cách mạng đã làm hình thành nên các cộng đồng trên toàn thế giới.

Theo tạp chí nhân học Sapiens, các học giả biết rằng quá trình chuyển đổi này xảy ra độc lập trong cùng một khoảng thời gian tầm 12.000 năm trước ở một số khu vực nhất định.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 7.

Các tác giả của nghiên cứu về đồ uống có cồn được tìm thấy ở Kiều Đầu cũng tin rằng thức uống này có thể là một yếu tố dẫn đến sự phát triển dần dần của các xã hội trồng lúa phức tạp trong 4.000 năm sau đó ở khu vực này.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 8.

Hai phát hiện liên quan đến bia vào năm 2018 và 2017 là những bằng chứng ủng hộ giả thuyết này. Theo tạp chí Smithsonian, năm 2018 một nhóm nhà nghiên cứu của Đại học Stanford do Li Liu dẫn đầu đã phát hiện xưởng nấu bia có niên đại cổ nhất thế giới, cách đây 13.000 năm, trong hang động mang tên Raqefet gần thành phố Haifa (Israel).

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 9.

Hang này cũng là nơi chôn cất người Natufian - những người săn bắn hái lượm sống ở vùng Địa Trung Hải từ 15.000 đến 11.500 năm trước. 

Điều này khiến các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng người Natufian đã sử dụng bia trong các lễ hội tôn vinh người đã khuất.

Niên đại của chỗ bia này cũng khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ vì nó xấp xỉ loại bánh mì xưa nhất từng được tìm thấy của người Natufian - từ 14.600 đến 11.600 năm trước - được phát hiện tại một địa điểm gần đó ở Jordan.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 10.

Trước đó một năm, bằng chứng sớm nhất về thức uống có cồn là những chiếc bình được khai quật từ các địa điểm khảo cổ ở thung lũng sông Hoàng Hà của Trung Quốc, với tuổi đời khoảng 8.000 năm, tức 5.000 năm sau khi người Natufian lên men bia tại hang Raqefet. 

Mốc thời gian này trùng khớp với thời kỳ đầu của quá trình thuần hóa thực vật ở thung lũng trên.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 11.

Một lính đánh thuê Syria uống bia cùng với vợ và con người Ai Cập của anh ta, 1350 trước Công nguyên. Ảnh: Bettmann/Corbis

Và giống như phát hiện của người Natufian, những chiếc bình này cũng đến từ các địa điểm chôn cất, một lần nữa nhấn mạnh vai trò của bia trong các nghi lễ liên quan đến người chết.

Một ví dụ khá thuyết phục khác đến từ truyền thống của đế chế Wari tồn tại hàng thế kỷ ở vùng đất ngày nay thuộc lãnh thổ Peru. Giữa khoảng năm 600 và năm 1000 sau Công nguyên, đế chế Wari trải dài trên trung tâm dãy Andes.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 12.

Nhà khảo cổ học Donna Nash, thuộc Đại học North Carolina Greensboro (Mỹ), cho rằng người Wari mở rộng đế chế của mình xung quanh những nơi mà họ có thể thu thập nguyên liệu làm chicha.

Nhấp bia cổ, hiểu chuyện xưa - Ảnh 13.
PHAN BẢO
VÕ TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng