06/07/2025 17:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Các vị trí liên quan đến AI đã trở thành 'miếng bánh thơm' trên thị trường việc làm Trung Quốc, ra trường có việc ngay.

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc - Ảnh 1.

AI chiếm hết việc làm của con người vẫn là dự đoán gây tranh cãi - Ảnh: Medium

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, một nghiên cứu mới đây về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) cho thấy quy mô ngành AI tại Trung Quốc đã vượt 700 tỉ nhân dân tệ (khoảng 97,7 tỉ USD) tính đến năm 2024, duy trì tốc độ tăng trưởng hơn 20% trong nhiều năm.

Theo báo cáo, AI không chỉ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ mới như robot, thiết bị không người lái hay nhà thông minh mà còn thâm nhập sâu vào nền kinh tế thực, tạo ra nhiều lĩnh vực và mô hình kinh doanh mới. Các vị trí liên quan đến AI đã trở thành “miếng bánh thơm” trên thị trường việc làm.

Chỉ một ngày sau khi nhận bằng tốt nghiệp, Lưu Trạch Khôn (Liu Zekun) đã được tuyển dụng vào bộ phận giao hàng của Meituan, một công ty công nghệ và bán lẻ nổi tiếng của Trung Quốc.

Lưu Trạch Khôn sẽ làm kỹ sư điện toán hiệu suất cao, một công việc sử dụng các công nghệ như điện toán song song và điện toán không đồng nhất để tối ưu hóa hiệu suất xử lý các tác vụ.

Tương tự, Lê Khoa Lâm (Li Kelin) cũng vừa được tuyển dụng vào làm tại Công ty TNHH Công nghệ số Côn Lôn thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc để đảm nhiệm công việc liên quan đến lĩnh vực trí tuệ số và kỹ thuật thông tin, ngay khi mới vừa tốt nghiệp.

Những ví dụ trên cho thấy nhu cầu nhân lực AI đang tăng mạnh ở Trung Quốc. Tuy nhiên nhu cầu đó không chỉ tăng trong khối doanh nghiệp công nghệ mà còn lan rộng tới các doanh nghiệp nhà nước, nơi AI đang được ứng dụng vào quá trình chuyển đổi số sâu rộng.

Theo nền tảng tuyển dụng Zhaopin.com, trong tuần đầu của mùa tuyển dụng xuân 2025, số lượng người tìm việc trong ngành AI tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước. Các kỹ sư AI vươn lên đứng đầu danh sách những nghề được tìm kiếm nhiều nhất, với mức tăng 69,6%.

Tập đoàn Alibaba trong mùa tuyển dụng 2026 đã mở hơn 3.000 vị trí, trong đó gần một nửa liên quan đến AI.

Theo Lưu Trạch Khôn, trước đây AI có thể chỉ là một khái niệm lý thuyết nhưng giờ đây đã thực sự được đưa vào thực tiễn và áp dụng trên mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Hiện nay, khi công nghệ AI được mở rộng sang nhiều ngành nghề hơn, các cơ hội việc làm cũng trở nên đa dạng hơn.

Chính vì nhu cầu tuyển dụng nhân tài AI ngày càng cao, mức lương mà các doanh nghiệp chi trả cho các vị trí việc làm này cũng rất hấp dẫn. Ví dụ, công ty phát triển mô hình AI DeepSeek công bố mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp dao động từ 20.000 - 90.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng 2.800 - 12.500 USD), tùy theo vị trí.

Một công ty khác là Yushu Technology trả lương lên tới 1,3 triệu nhân dân tệ/năm (181.000 USD) cho vị trí chuyên gia thuật toán robot. Để lấp đầy khoảng trống về nhân tài AI, các trường đại học, cao đẳng tại Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh bố trí các chuyên ngành về AI.

Năm 2019, AI chính thức được đưa vào danh mục chuyên ngành bậc đại học. Sau đó, chỉ trong vài năm, hơn 500 trường đại học của Trung Quốc đã mở chuyên ngành AI hoặc thành lập các học viện chuyên ngành này.

Trong năm ngoái, Đại học Thanh Hoa, Đại học Chiết Giang, Đại học Phúc Đán… đều triển khai chương trình đào tạo bài bản và đa ngành về AI.

Trong kỳ tuyển sinh đại học 2025, Bộ Giáo dục Trung Quốc bổ sung 29 chuyên ngành mới, trong đó có giáo dục AI, kỹ thuật nghe nhìn thông minh và sân khấu kỹ thuật số.

Đại học Thanh Hoa dự kiến thành lập Học viện giáo dục đại cương mới, tập trung tích hợp AI với nhiều ngành học khác nhau. Đại học Đồng Tế mở lớp tinh hoa AI tích hợp với các lĩnh vực khoa học, y học, nghệ thuật.

Trong khi đó, Đại học Sư phạm Bắc Kinh kết hợp đào tạo cử nhân kép ngành ngữ văn và AI, đồng thời bổ sung ngành giáo dục AI vào tháng 4-2025.

Ngoài ra, nhằm thúc đẩy đào tạo và kết nối nhân lực AI, đầu năm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu các trường đại học và cao đẳng triển khai các dự án kết nối cung - cầu lao động trong lĩnh vực AI, đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp nhằm đào tạo và tuyển dụng nhân tài phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

AI là bạn hay thù đối với sinh viên mới ra trường?

Trí tuệ nhân tạo vừa mang đến cơ hội nghề nghiệp mới, vừa đe dọa việc làm truyền thống của sinh viên. Biết khai thác AI hiệu quả sẽ giúp thế hệ trẻ biến thách thức thành lợi thế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Dựa trên hành vi, thiết bị và lịch sử mua sắm, thuật toán cá nhân hóa hiện nay không chỉ quyết định thứ bạn nhìn thấy, mà còn kiểm soát cả giá thành những món hàng mà bạn mua.

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Pearson và Google Cloud bắt tay phát triển các công cụ hỗ trợ AI dành cho ngành giáo dục.

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar