09/09/2008 07:20 GMT+7

Nhầm tên thuốc, chuốc họa

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC(Đại học Y dược TP.HCM)
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC(Đại học Y dược TP.HCM)

TT - Trong sử dụng thuốc có nhiều trường hợp do nhầm tên thuốc đã đưa đến các tai biến rất đáng tiếc.

Phóng to
Người dùng thuốc lưu ý chữ viết tắt sau tên thuốc, thí dụ như LA, MR, SR, Retard... - Ảnh: N.C.T.
TT - Trong sử dụng thuốc có nhiều trường hợp do nhầm tên thuốc đã đưa đến các tai biến rất đáng tiếc.

Một bệnh nhân đến nhà thuốc hỏi mua một loại thuốc bán không cần đơn là Anacin. Thật ra thuốc cần mua là Anacin 3 vì người này có tiền sử viêm loét dạ dày không thể dùng Anacin (tên biệt dược của Aspirin và Aspirin chống chỉ định với người viêm loét dạ dày).

Bệnh nhân này phải dùng Anacin 3 là biệt dược của Paracetamol (Paracetamol được xem không hại dạ dày như Aspirin). Nếu dùng Anacin bệnh nhân đó sẽ có nguy cơ rất lớn bị tai biến ở hệ tiêu hóa, thậm chí xuất huyết tiêu hóa.

Do có sự nhầm lẫn nhau giữa Anacin và Anacin 3 trong sử dụng thuốc mà nhiều trường hợp gặp tai biến của thuốc đã được báo cáo ở nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ có thống kê nhầm lẫn tên thuốc chiếm 25% nhầm lẫn trong sử dụng thuốc nói chung.

Trường hợp thứ hai là bác sĩ điều trị ghi đơn thuốc không rõ tên như ghi tên Voltarène (tên biệt dược của Diclofenac là thuốc chống viêm không steroid trị viêm khớp) khi đưa đến nhà thuốc đã bị đọc lầm là Vogalène (tên biệt dược của Metopimazin là thuốc chống nôn). Chữ Voltarène nếu viết láu, nhanh rất dễ đọc nhầm Vogalène. Nếu tên thuốc bị lầm như thế có thể nguy hiểm cho người bệnh vì không những không hết bệnh, mà còn bị tai biến do mua nhầm thuốc.

Đọc kỹ

Mấy cách tránh nhầm lẫn

Để chống nhầm lẫn về tên thuốc và dạng thuốc, lưu ý những điều sau:

Viết và đọc kỹ tên thuốc để tránh nhầm lẫn tên thuốc và để biết dạng thuốc dùng có phải là dạng thuốc tác dụng kéo dài. Sau tên thuốc lưu ý chữ viết tắt cho biết tác dụng kéo dài, thí dụ: LP, LA, SR, CR, XL, XR, Retard, Repetabs…

- Hỏi kỹ bác sĩ điều trị, dược sĩ ở nhà thuốc về cách dùng thuốc và dùng đúng theo chỉ định về số viên cho mỗi lần, số lần dùng thuốc trong ngày và số ngày dùng trong đợt điều trị.

- Đối với người cao tuổi dễ nhầm lẫn nên có người thân trẻ tuổi giữ thuốc và đưa thuốc khi dùng để tránh sự nhầm lẫn.

- Ở VN có tình trạng cúp điện, do vậy nhớ trữ sẵn đèn pin để soi tìm thuốc, đọc tên thuốc khi dùng, tránh mò mẫm dùng thuốc vào ban đêm có thể nhầm gặp nguy hiểm.

Trong tình hình rất nhiều loại thuốc được lưu hành với những tên thuốc na ná nhau như hiện nay, ta thấy luôn có nguy cơ đưa đến sự nhầm lẫn, dùng nhầm thuốc này sang thuốc kia. Vì vậy, một công tác hết sức quan trọng trong ngành dược là chống nhầm lẫn, đặc biệt là chống nhầm lẫn về tên thuốc.

Người chịu trách nhiệm phân phối thuốc như dược sĩ phải đọc thật kỹ đơn thuốc, không được suy diễn nếu chữ viết tên thuốc không rõ ràng dễ đưa đến nhầm lẫn. Bác sĩ phải viết đơn thuốc, đặc biệt tên thuốc, rõ ràng, dễ đọc.

Ngay người sử dụng thuốc phải nghi ngờ, hỏi lại khi thấy tên thuốc muốn mua và thuốc được phân phối không tương hợp. Bởi vì chữ viết không rõ ràng như Klion (biệt dược kháng sinh Metronidazol) có thể rất dễ hiểu nhầm là Kalion (biệt dược thuốc bổ sung kali) là hai thuốc hoàn toàn khác nhau.

Để ý “cái đuôi”

Không chỉ chống nhầm lẫn về tên thuốc mà còn phải chống nhầm lẫn về dạng thuốc, hay còn gọi là dạng bào chế. Hiện nay ngoài thuốc dạng cổ điển là viên nén, viên nang (còn gọi là capsule, viên nhộng) cho tác dụng nhanh và phải uống nhiều lần trong ngày, còn có dạng gọi là thuốc phóng thích dược chất kéo dài hay thuốc cho tác dụng kéo dài. Dạng thuốc mới này cũng có viên nén, viên nang nhưng thường chỉ uống một lần trong ngày chứ không uống nhiều lần trong ngày, và một viên chứa dược chất tương đương 3 - 4 viên dạng cổ điển thông thường.

Thuốc tác dụng kéo dài thường có tên thuốc kèm theo với chữ viết tắt có nghĩa là “tác dụng kéo dài” hoặc “tác dụng lặp lại”, “tác dụng chậm” như: Adalat LP (LP là chữ viết tắt của libération prolongée), Adalat LA (LA: long acting), Adalat retard, Procan SR (SR: sustained - released), Polaramine repetabs (repetabs: repeat - action tablets)… Tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa dạng thuốc cổ điển và dạng thuốc tác dụng kéo dài. Do dạng thuốc tác dụng kéo dài có liều cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo quy định. Nếu uống sai có thể bị quá liều nguy hiểm.

Thí dụ, người bị bệnh tăng huyết áp được bác sĩ điều trị chỉ định thuốc Adalat thường (không có chữ viết tắt sau tên thuốc) phải uống ba lần trong ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng nhầm Adalat LP hoặc Adalat LA là thuốc tác dụng kéo dài chỉ uống một lần trong ngày và uống giống như Adalat thường, tức uống nhiều lần trong ngày là rất nguy hiểm vì sẽ quá liều.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC(Đại học Y dược TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Sở Y tế Đà Nẵng khuyến cáo người dân chủ động phòng chống dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca mắc có thể gia tăng khi vào cao điểm du lịch hè.

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư

Hàng loạt chính trị gia đã gửi những lời chúc tốt đẹp đến cựu tổng thống Mỹ Biden, khi ông được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Một nghiên cứu mới cho thấy ảnh hưởng của cơn đột quỵ nhẹ có thể kéo dài lâu hơn nhiều so với những gì mọi người thường nghĩ.

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Cựu tổng thống Biden được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Tại Việt Nam, đây là bệnh ung thư khá phổ biến.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar