18/03/2020 21:17 GMT+7

Nhà văn - dịch giả Bửu Ý: Nghe Thái Thanh thì nhớ nhiều hơn nữa…

THÁI LỘC GHI
THÁI LỘC GHI

TTO - "Thái Thanh ra đi là một thiệt thòi lớn cho nền âm nhạc Việt Nam", từ Huế, nhà văn - dịch giả Bửu Ý chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

Nhà văn - dịch giả Bửu Ý: Nghe Thái Thanh thì nhớ nhiều hơn nữa… - Ảnh 1.

Thái Thanh cùng Hoài Trung (trái) và Hoài Bắc trong ban hợp ca Thăng Long - Ảnh tư liệu

Ban hợp ca Thăng Long có năm thành viên gồm bốn anh em ruột là Hoài Trung, Thái Hằng, Hoài Bắc, Thái Thanh và Khánh Ngọc (vợ Phạm Đình Chương). 

Ban nhạc này ra đời ở Hà Nội cuối thập niên 1940, đến giữa thập niên 1950 vào Sài Gòn gây tiếng vang "đình đám". Sự thu hút của ban nhạc này đối với dân miền Nam vừa ở sự nổi bật của từng thành viên, vừa ở sự đặc biệt và độc đáo khi hợp ca.

Ca sĩ Hoài Trung, tức Phạm Đình Viêm, là giọng ca nam rất hay, vừa có khả năng phụ họa rất đặc biệt như giả ngựa hí, hò dô ta… Ca sĩ Thái Hằng (vợ Phạm Duy) gần như chưa hề đơn ca mà chỉ song ca; mà tuyệt hảo nhất vẫn là song ca cùng em gái Thái Thanh. Ca sĩ Hoài Bắc - tức nhạc sĩ Phạm Đình Chương - là một nhạc sĩ tài ba. Và giọng ca "hạt nhân" là Thái Thanh… 

Ban hợp ca Thăng Long, vì vậy tương tự như một quần tinh ca sĩ và nhạc sĩ trong một gia đình, gây đình đám ở miền Nam một thời gian dài, mà giọng ca lạ lùng của Thái Thanh vẫn nổi trội nhất trong đó.

Tốt tươi và phơi phới, bay bổng và cao vút, tiếng hát Thái Thanh (...) là một hơi thở bình minh, ở đó không có một dấu vết nhỏ của tháng năm và quá khứ đè nặng.

Nhà văn Mai Thảo

Một điều đặc biệt khác, cũng trong gia đình ấy, người anh rể là Phạm Duy (chồng Thái Hằng) và người anh trai Phạm Đình Chương là hai nhạc sĩ tài ba, sáng tác nhạc gần như để dành cho giọng ca Thái Thanh.

Nhà văn - dịch giả Bửu Ý: Nghe Thái Thanh thì nhớ nhiều hơn nữa… - Ảnh 4.
Nhà văn - dịch giả Bửu Ý: Nghe Thái Thanh thì nhớ nhiều hơn nữa… - Ảnh 5.

Hình Thái Thanh và lời nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn trên tập nhạc Ngày đó chúng mình yêu nhau của Phạm Duy, xuất bản năm 1969 - Ảnh: THÁI LỘC

Giọng Thái Thanh đặc biệt hợp với dân ca. Người ca sĩ sở hữu giọng ca thướt tha và da diết vô cùng; thướt tha như khi hát Nụ tầm xuân và da diết như khi hát Mùa đông binh sĩ (đều của Phạm Duy). 

Nếu so sánh với một ca sĩ khác là Hà Thanh (cũng rất đặc sắc của Việt Nam và của Huế, đã rời chúng ta mấy năm trước) sẽ thấy cả Thái Thanh lẫn Hà Thanh đều có điểm tương đồng nhất định ở sự thướt tha và mượt mà. Tuy nhiên, chất da diết riêng Thái Thanh sở hữu. Trời đang lạnh nghe Thái Thanh sẽ thấy lạnh thêm; đang nhớ nhung ai nghe Thái Thanh thì nhớ nhiều hơn nữa…

Thái Thanh, ngoài giọng hát điêu luyện phong phú mở rộng trên nhiều cung bậc, còn có nghệ thuật làm nổi bật lời ca trong nhạc khúc và tạo ra một khí hậu, một tâm cảnh chung quanh bài hát. Nghe Thái Thanh hát là thưởng thức một khúc nhạc, một bài thơ, trong một thế giới nghệ thuật trọn vẹn. Giọng hát xoắn sâu, xoáy mạnh vào tâm tư người nghe, khi lâng lâng, khi tê buốt, sai khiến tâm tư vươn lên, hay lắng xuống.

Nhà phê bình Thụy Khuê

Tôi hân hạnh gặp Thái Thanh cùng con gái là ca sĩ Ý Lan khi sang Pháp năm 1989. Qua trao đổi, tôi nhận thấy bà rất có tư cách, rất nhẹ nhàng, ít nói và rất tinh tế. Lần ấy, tôi đã bày tỏ sự cảm phục và ngưỡng mộ của mình đối với người ca sĩ rất đỗi tài danh.

Khi nghe tin Thái Thanh mất, dù đã chuẩn bị tâm thế đón nhận thông tin này từ khá lâu vì bà bị bệnh và lớn tuổi, nhưng tôi vẫn rất xúc động. Đây là một thiệt thòi lớn cho nền âm nhạc Việt Nam.

"....Rồi mấy tuần sau đó, tại đường Doudeauville Ba Lê, họp mặt với các bạn sinh viên bên đó, tôi được vặn cho nghe vài bản nhạc Việt Nam của ban Thăng Long trình diễn. Và trong một giây phút nào đó, nghe giọng cô Thái Thanh, tôi bỗng thấy hiện ra rõ rệt tất cả những cordes vocales nơi cổ họng của cô ca sĩ nổi tiếng mà tôi rất ưa chuộng.

Tôi thấy được hết những hạch tuyến nơi cổ họng, những tế bào, những bộ phận lớn nhỏ đã phụ họa với nhau để phát ra những âm thanh trong, ấm, thanh tao và diệu kỳ kia".

Trích Nẻo về của ý, Thích Nhất Hạnh

Giọng hát vượt thời gian Thái Thanh qua đời ở Mỹ, hưởng thọ 86 tuổi

TTO - Giọng hát vượt thời gian Thái Thanh đã qua đời tại Mỹ lúc 11h20 ngày 17-3 (giờ địa phương), hưởng thọ 86 tuổi. Thông tin này đã được người thân gia đình cố nhạc sĩ Phạm Duy thông báo.

THÁI LỘC GHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar