20/04/2025 23:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhà Trắng định bỏ ngỏ châu Phi, xóa tên USAID?

Tài liệu được cho là dự thảo sắc lệnh sắp được ông Trump ký vạch ra nhiều thay đổi lớn đối với Bộ Ngoại giao nước này, bao gồm bãi bỏ nhiều đầu mối chuyên trách mà không có ai thay thế.

Nhà Trắng - Ảnh 1.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington D.C - Ảnh: AFP

Theo báo New York Times ngày 20-4, giới chức ngoại giao Mỹ đang lan truyền nội bộ một văn bản được cho là dự thảo sắc lệnh hành pháp sẽ được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký trong tuần tới, liên quan đến việc cải tổ Bộ Ngoại giao nước này.

Bỏ trống gần hết châu Phi

Bản dự thảo trên vạch rõ các thay đổi mang tính cấu trúc lớn tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Một trong những thay đổi lớn nhất là bãi bỏ hoàn toàn các cục chuyên trách các khu vực lãnh thổ.

Nhiệm vụ và chức năng của các cục này sẽ được chuyển cho bốn "khối" (corp), bao gồm: Khối Á - Âu (châu Âu, Nga và Trung Á); Khối Trung Đông (các nước Ả Rập, Iran, Pakistan và Afghanistan); Khối Mỹ Latin (Trung Mỹ, Nam Mỹ và khu vực Caribbean) và Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Đông Á, Đông Nam Á, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Maldives).

Cục các vấn đề châu Phi, vốn phụ trách khu vực châu Phi hạ Sahara, bị bãi bỏ hoàn toàn mà không có một khối nào thay thế. Chức năng, nhiệm vụ của cục này được chuyển cho một văn phòng đại diện nhỏ, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng.

Các đại sứ quán và lãnh sự quán "không thiết yếu" ở châu Phi hạ Sahara sẽ bị đóng cửa trước ngày 1-10. Thay vào đó, các phái bộ ngoại giao sẽ được cử đến châu Phi theo các "nhiệm vụ phục vụ mục tiêu cụ thể".

Như vậy, việc cải tổ theo hướng này đúng nghĩa với việc Washington gần như bỏ ngỏ quan hệ ngoại giao với các nước châu Phi.

Xóa tên nhiều cục và USAID

Nhà Trắng - Ảnh 2.

Số phận USAID còn rất chông chênh khi xuất hiện ngày càng nhiều tin đồn Nhà Trắng muốn xóa bỏ hoàn toàn cơ quan này - Ảnh: REUTERS

Một số cục chuyên trách bị yêu cầu giải thể, bao gồm các cục phụ trách vấn đề dân chủ và quyền con người; vấn đề người tị nạn và nhập cư; việc hợp tác với các tổ chức quốc tế. Chức vụ đặc phái viên phụ trách khí hậu sẽ bị bãi bỏ.

Cục Hỗ trợ nhân đạo sẽ tiếp nhận những phần việc còn lại của Cơ quan Phát triển quốc tế (USAID), vốn bị đưa về hoạt động dưới quyền Bộ Ngoại giao trong thời gian qua. Như vậy, nhiều khả năng cơ quan này sẽ bị giải thể hoàn toàn sau khi quá trình cải tổ Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn thành.

Chương trình trao đổi học bổng Fulbright cũng bị thu hẹp đáng kể phạm vi theo hướng chỉ dành cho học viên cao học chuyên ngành liên quan đến an ninh quốc gia.

Dự thảo sắc lệnh cũng yêu cầu bãi bỏ kỳ thi sát hạch tuyển dụng nhân viên ngoại giao, đồng thời đề ra các tiêu chí tuyển dụng mới, bao gồm "tuân thủ tầm nhìn chính sách đối ngoại của tổng thống đương nhiệm".

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng được yêu cầu chuyển đổi từ "mô hình luân chuyển toàn cầu kiểu tổng quát, vốn đã lỗi thời và thiếu tổ chức bằng một hệ thống chuyên môn hóa theo khu vực, thông minh và có định hướng chiến lược".

Điều này đồng nghĩa các ứng viên nhân viên ngoại giao sẽ phải chọn khu vực lãnh thổ họ muốn phụ trách ngay từ thời điểm tuyển dụng.

Khả năng đây là tài liệu giả?

Nhà Trắng - Ảnh 3.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio - Ảnh: AFP

Nhiều đề xuất nêu trong văn bản sẽ yêu cầu sự thông qua của Quốc hội Mỹ và có thể bị cơ quan này chặn lại. Thậm chí, một số nội dung còn có thể bị kiện ra tòa án.

Đáng chú ý, mức độ xác thực của văn bản trên đang bị đặt dấu hỏi. Chính báo New York Times khẳng định vẫn chưa rõ nguồn gốc của văn bản này.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã lên tiếng khẳng định thông tin trên là "tin giả". Tuy nhiên ông Rubio không cung cấp thông tin cụ thể, cũng như chưa có nhân vật nào khác trong chính quyền ông Trump lên tiếng đính chính.

Điều này khiến không ít người đưa ra hoài nghi về tuyên bố trên, đặc biệt khi tài liệu này được lan truyền rộng rãi trong những ngày qua.

Giáo hoàng Francis xuất hiện tại thánh lễ Phục sinh, kêu gọi hòa bình ở Gaza

Người đứng đầu Giáo hội Công giáo bất ngờ xuất hiện ít phút tại thánh lễ Phục sinh ở thánh đường Thánh Peter, bất chấp tình hình sức khỏe vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar