08/05/2022 23:56 GMT+7

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận Huân chương Độc lập

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Tối 8-5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ông Hữu Thỉnh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì cho hơn 60 năm cống hiến.

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận Huân chương Độc lập - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Độc lập hạng nhì cho ông Hữu Thỉnh - Ảnh: T.ĐIỂU

Lễ trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì diễn ra với sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa… Phần văn nghệ được dàn dựng công phu với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Lê Khanh, Lan Hương (Hương Bông), Xuân Bắc, Tự Long, Quốc Hương, Đàm Vĩnh Hưng…

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì cho ông Nguyễn Hữu Thỉnh - nguyên chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác góp phần vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận Huân chương Độc lập - Ảnh 2.

Tiết mục kịch thơ Đường tới thành phố - Ảnh: T.ĐIỂU

Chúc mừng nhà thơ Hữu Thỉnh, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - người kế nhiệm ông tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam - khẳng định Hữu Thỉnh mang hồn thơ nồng đượm trữ tình, đậm nhạc tính, nhịp điệu. Ông còn là nhà lãnh đạo, quản lý xuất sắc trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa nghệ thuật.

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận Huân chương Độc lập - Ảnh 3.

NSND Lê Khanh đọc bài thơ Ngôi nhà của mẹ - Ảnh: T.ĐIỂU

Ông Nguyễn Quang Thiều - người kế tục sự nghiệp lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh sau 20 năm - đánh giá cao tài năng thơ ca của bậc tiền bối, một người "mang tới thi ca Việt Nam một giọng thơ riêng biệt, làm nên con đường thi ca mang tên của chính mình".

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận Huân chương Độc lập - Ảnh 4.

NSƯT Xuân Bắc trình diễn thơ Hóa thạch những dòng sông - Ảnh: T.ĐIỂU

Đáp từ tại buổi lễ, ông Hữu Thỉnh cho biết ông rất xúc động, muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vì đã tặng thưởng vinh dự đặc biệt cho ông và giới văn học nghệ thuật cả nước.

Không giống như những lễ đón nhận huân chương khác, buổi lễ dành cho ông Hữu Thỉnh còn có phần văn nghệ được dàn dựng công phu bởi chính con gái cả của ông - đạo diễn Nguyễn Việt Thanh, một chương trình tập hợp toàn "sao".

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận Huân chương Độc lập - Ảnh 5.

Đàm Vĩnh Hưng là một sự xuất hiện thú vị của đêm nghệ thuật - Ảnh: T.ĐIỂU

Mang tên Nhà thơ Hữu Thỉnh - sức bền của đất, chương trình nghệ thuật bao gồm trình diễn đọc những tác phẩm hay nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh và trình diễn các ca khúc được phổ từ thơ của ông.

Những nghệ sĩ hàng đầu của sân khấu miền Bắc như các NSND: Lê Khanh, Lan Hương (Hương Bông), Tự Long, Quốc Hương, NSƯT Xuân Bắc lần lượt đọc những áng thơ trữ tình của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận Huân chương Độc lập - Ảnh 6.

Ca sĩ Lan Anh hát bài Áo ai do Lê Quang Vy phổ thơ Hữu Thỉnh - Ảnh: T.ĐIỂU

Sự xuất hiện của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bên cạnh những ca sĩ "nhạc đỏ" như Lan Anh, Lê Anh Dũng cũng là một bất ngờ thú vị.

Đàm Vĩnh Hưng hát Biển, nỗi nhớ và em do nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ Hữu Thỉnh, và bài Sang thu do nhạc sĩ Lê Quang Vy phổ thơ.

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận Huân chương Độc lập - Ảnh 7.

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng trau chuốt với chính con gái nhà thơ Hữu Thỉnh - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ông nguyên là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, đại biểu Quốc hội các khóa X và XI.

Nhà thơ Hữu Thỉnh đã in 20 tập thơ, trường ca, bút ký, tiểu luận, phê bình văn học và được trao nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn; Giải thưởng văn học ASEAN; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012.

Nhà thơ Hữu Thỉnh: Văn học nghệ thuật còn mắc nợ bạn đọc

TTO - Với cuốn sách Bến văn và những vòng sóng, nhà thơ Hữu Thỉnh là tác giả duy nhất được trao tặng thưởng mức A của Ban Bí thư Trung ương Đảng dành cho tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật xuất bản năm 2020.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar