24/11/2020 12:38 GMT+7

Đại hội Nhà văn đóng cửa với báo chí, ông Hữu Thỉnh rút khỏi ban chấp hành khóa mới

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ X diễn ra tại Hà Nội sáng 24-11 được kiểm soát an ninh chặt chẽ, chặn các nhà báo muốn tham dự. Đương kim chủ tịch hội Hữu Thỉnh không tiếp tục ứng cử ban chấp hành khóa mới.

Đại hội Nhà văn đóng cửa với báo chí, ông Hữu Thỉnh rút khỏi ban chấp hành khóa mới - Ảnh 1.

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam được bảo vệ nghiêm ngặt không cho phóng viên tham dự - Ảnh: V.N

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ X năm 2020-2025 diễn ra trong 2 ngày chính thức 24 và 25-11. Chỉ vài cơ quan báo chí được mời tham dự đại hội nhưng cũng chỉ được dự phiên bế mạc vào ngày mai 25-11.

Phiên họp quan trọng hôm nay tất cả phóng viên đều bị chặn lại trước cửa. Các đại biểu là các nhà văn dự đại hội có thẻ dán ảnh chân dung để kiểm soát. Nhiều đại biểu nhà văn dự đại hội bất ngờ trước thông tin các nhà báo không được tham dự.

Sáng nay, đại hội nghe báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IX (2015-2020), phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới (2020-2025), kiểm điểm của ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX nhiệm kỳ (2015-2020), phổ biến quy chế bỏ phiếu bầu ban chấp hành khóa mới, công bố danh sách 11 ứng cử viên do ban chấp hành khóa IX đề cử để bầu vào ban chấp hành khóa mới, những người tự ứng cử...

Thành phần đại biểu tham dự, như thường lệ của nhiều đại hội các hội khác nhau, các đại biểu cao tuổi chiếm áp đảo.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, ông Hữu Thỉnh cùng hai người khác trong ban chấp hành khóa IX là nhà văn Nguyễn Trí Huân (phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) và nhà văn Trần Văn Tuấn (chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM) không có tên trong danh sách 11 người được ban chấp hành khóa IX giới thiệu ứng cử ban chấp hành khóa mới.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ngay trước thềm đại hội, ông Hữu Thỉnh cho biết ông xin rút không tham gia vào ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa mới.

"Anh em rất quý, tín nhiệm, vẫn bầu với số phiếu cao nhất trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở đại hội cơ sở và mình làm vì anh em nhưng tuổi cao, nhiều người lại nói mình tham quyền cố vị nên tôi xin rút. Mình còn phải dành thời gian tốt đẹp còn lại cho mình, lúc còn tỉnh táo thì dành thời gian đó sáng tác", ông Thỉnh tâm sự.

Ông Hữu Thỉnh nói 20 năm làm chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, bao nhiêu nỗi niềm của người vác tù và hàng tổng, làm dâu trăm họ, khó ai biết được. Mỗi một cuộc thi sáng tác văn chương, một kỳ trao giải thưởng, không biết có thêm người bạn nào không nhưng ông lại mất đi một vài người bạn.

Đại hội Nhà văn đóng cửa với báo chí, ông Hữu Thỉnh rút khỏi ban chấp hành khóa mới - Ảnh 2.

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam có sự tham gia áp đảo của các đại biểu lớn tuổi - Ảnh: V.N.

Theo kết quả tổng hợp kết quả kiểm phiếu tín nhiệm đại hội cơ sở Hội Nhà văn Việt Nam cho chức danh chủ tịch, ông Hữu Thỉnh vẫn chiếm được số phiếu tín nhiệm cao nhất và ở khoảng cách khá xa với những người tiếp theo.

Để Hội Nhà văn tồn tại ý nghĩa

TTO - Viết văn là quá trình độc lập sáng tạo tự thân của tác giả, vậy Hội Nhà văn giữ vai trò gì? Nhân nội dung công tác Hội Nhà văn được nhắc đến ở kỳ đại hội các nơi đang diễn ra, chúng tôi ghi nhận ý kiến của một số nhà văn về vấn đề này.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar