17/02/2021 08:45 GMT+7

Nhà thơ Đoàn Vị Thượng: 'Giờ giờ phút phút giây giây... là mình'

TRẦN NHÃ THỤY
TRẦN NHÃ THỤY

TTO - Tin nhà thơ Đoàn Vị Thượng qua đời vào trưa mùng 5 Tết Tân Sửu (16-2-2021) khiến nhiều bạn hữu bàng hoàng, thương tiếc.

Nhà thơ Đoàn Vị Thượng: Giờ giờ phút phút giây giây... là mình - Ảnh 1.

Nhà thơ - nhà báo Đoàn Vị Thượng, nguyên phó trưởng cơ quan thường trú báo Giáo Dục Và Thời Đại tại TP.HCM, trong một chuyến đi thực hiện chương trình Tiếp sức đến trường của cơ quan - Ảnh: GD&TĐ

Dẫu nhiều người cũng biết trong vòng 2 năm qua nhà thơ chống chọi với bạo bệnh và sinh lực cứ vơi dần như cây đèn cạn dầu, nhưng thần thái và nụ cười an nhiên của Đoàn Vị Thượng khiến ai cũng thầm nghĩ tới một phép mầu. Thế nhưng, phép mầu ấy không xảy ra, nhà thơ Đoàn Vị Thượng đã từ giã chúng ta khi ở tuổi 63.

Trước đó, vào ngày 30-12-2020 tại chi nhánh miền Nam NXB Hội Nhà Văn đã diễn ra buổi ra mắt tập thơ của Đoàn Vị Thượng, nhưng anh cũng không thể xuất hiện trong chương trình này vì đã quá yếu. Toàn bộ ấn phẩm Thơ Đoàn Vị Thượng cũng như chương trình ra mắt sách đều do nhà thơ Từ Nguyên Thạch (anh ruột Đoàn Vị Thượng) cùng gia đình và bạn bè lo liệu.

Có thể nói đó là một buổi ra mắt sách ấm áp, nhiều cảm xúc chân thành. Đồng nghiệp và bạn yêu thơ nói về con người cũng như thơ Đoàn Vị Thượng chân tình, súc tích, thú vị. Giá mà Đoàn Vị Thượng có mặt lúc ấy để chứng kiến tấm chân tình mà mọi người đã dành cho anh.

Lúc ấy, trong tôi chợt dấy lên một cảm giác tiếc nuối, giá mà Đoàn Vị Thượng chịu in thơ nhiều hơn thì bạn yêu thơ anh không phải chịu thiệt thòi đến như vậy. Bởi ai cũng biết từ năm 1991 đến nay, tức đã 30 năm, Đoàn Vị Thượng gần như không màng chuyện in sách thơ.

Ngay cả tập thơ cuối cùng này, anh Từ Nguyên Thạch cũng lặng lẽ tự một mình làm lấy tất cả. Đoàn Vị Thượng còn có "thơ trong ngăn kéo" không? Tôi nghĩ là có, bởi một hồn thơ như anh có thể không in sách nhưng không thể ngừng viết.

Theo nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì thơ Đoàn Vị Thượng có nét giống thơ Trương Nam Hương ở khía cạnh bóng bẩy và đằm thắm, bởi cả hai đều gốc Huế. Tôi cũng nghĩ như vậy.

Nhưng thơ Đoàn Vị Thượng tưởng nhẹ mà không nhạt, tưởng hiền mà không cạn, tưởng nghịch mà không ác...

Thơ Đoàn Vị Thượng không phải là thơ thiền, nhưng tinh thần Phật giáo buông nhẹ mọi bề, khiến thơ anh có lúc như reo vui, đầy nhựa sống nhưng vẫn lẩn khuất nỗi buồn phận người với toan lo vụn vặt đời thường.

Những năm tháng cuối đời, Đoàn Vị Thượng về sống ở căn nhà của cha mẹ anh trong con hẻm nhỏ nằm sau lưng chùa Diệu Giác (Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Từ ngôi nhà này có thể nhìn thấy sinh hoạt trong chùa, và dĩ nhiên là nghe thấy tiếng chuông từ đó vọng tới.

Lúc rời căn nhà ấy trong chuyến thăm anh năm ngoái, không hiểu sao tâm trí tôi cứ chắp nụ cười an nhiên của Đoàn Vị Thượng vào tiếng chuông chùa Diệu Giác rồi thầm nhẩm hai câu lục bát của anh:

"Năm năm tháng tháng ngày ngày/ Giờ giờ phút phút giây giây... là mình".

Nguyễn Nhật Ánh: "Đoàn Vị Thượng đã đi một bước dài"

Nhà thơ Đoàn Vị Thượng trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng lúc 11h04 mùng 5 Tết (16-2) sau thời gian dài lâm bạo bệnh. Ông sinh năm 1959, tên thật là Trần Quang Đoàn.

Khi nhận lời viết tựa cho tập thơ cuối cùng của Đoàn Vị Thượng ra mắt cuối năm 2020, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có dịp đọc lại một lượt thơ. Ông nhận ra và trích từ bài Cuộc lữ những câu như dự cảm chia tay không thể khác được:

"Khi vùi mình xuống đất đen/ Mộ phần tôi sẽ đắp thêm đường dài…". Bài thơ này Thượng viết đã lâu. Và tôi tin đến bây giờ anh cũng không nghĩ khác. Cảm hứng của thi sĩ, đến một lúc nào đó, rồi sẽ chạm đến đề tài muôn thuở này.

Như Tưởng chuyện ngàn sau của Hồ Dzếnh, Nhạc sầu của Huy Cận, Lúc chết của Nguyên Sa - những bài thơ thuộc loại hay nhất của các thi nhân.

Với Cuộc lữ, Đoàn Vị Thượng đã đi một bước dài. Nhà thơ đã đạt tới cảnh giới hồn nhiên như cỏ cây. Bây giờ chắc Thượng không còn băn khoăn làm thế nào để mang nỗi buồn ra khỏi bản thân mình nữa".

L.ĐIỀN

Nhà thơ Đoàn Vị Thượng từ biệt văn đàn ở tuổi 63

TTO - Vậy là những cố gắng cuối cùng của nhà thơ Đoàn Vị Thượng để trải qua cái Tết Tân Sửu 2021 vừa dừng lại: anh trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng lúc 11h04 ngày mùng 5 Tết (16-2) sau thời gian dài lâm bạo bệnh.

TRẦN NHÃ THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar