30/12/2020 14:20 GMT+7

Bạn bè chung tay thực hiện tập thơ Đoàn Vị Thượng trong lúc nhà thơ lâm trọng bệnh

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Tập 'Đoàn Vị Thượng - Thơ' gồm 63 bài do bạn bè chung tay thực hiện vừa ra mắt cũng là dấu mốc đón chào tuổi 63 của nhà thơ trong năm tới.

Bạn bè chung tay thực hiện tập thơ Đoàn Vị Thượng trong lúc nhà thơ lâm trọng bệnh - Ảnh 1.

Nhà thơ Từ Nguyên Thạch (đứng) giới thiệu tập thơ của Đoàn Vị Thượng cùng bạn bè tại chương trình - Ảnh: L. ĐIỀN

Chương trình gặp gỡ Đoàn Vị Thượng & Bạn bè được tổ chức với sáng kiến của gia đình cùng các thân hữu, đặc biệt là nhà văn Trần Nhã Thụy và chi nhánh Nhà xuất bản Hội Nhà văn tại TP.HCM.

Có rất nhiều bạn thơ đến với chương trình này, trừ Đoàn Vị Thượng. Do lẽ mấy năm nay anh đang chống chọi với căn bệnh ung thư, hiện tại theo tin từ gia đình, sức khỏe anh chỉ còn tính từng ngày, và mỗi ngày anh phải dùng một liều thuốc lên đến 4 triệu đồng.

Thơ Đoàn Vị Thượng có "một độ lắng đặc biệt"

Nhiều thế hệ bạn đọc tuổi học trò từng đọc và say mê thơ Đoàn Vị Thượng. Các nhà thơ tại TP.HCM vốn yêu quý anh, một người thơ gốc Huế và gắn bó phần lớn tuổi đầu đời ở Quảng Ngãi, sau đó lập thân lập nghiệp tại Sài Gòn.

Nhưng Đoàn Vị Thượng vốn không muốn in thơ mình. "Anh không hợp tác, nên chúng tôi phải tìm bản thảo thơ anh từ nhiều nguồn truyền bản khác nhau: trên mạng và trong bạn bè", nhà thơ Từ Nguyên Thạch - anh trai của Đoàn Vị Thượng và cũng là người đứng ra thực hiện tập thơ - cho biết.

"Dù vậy, khi tập thơ in ra, tôi đem về đưa Thượng, thấy Thượng nở nụ cười và nói 'cảm ơn anh’, chúng tôi biết anh hài lòng và vui với sự kiện này" - nhà thơ Từ Nguyên Thạch phát biểu tại buổi gặp gỡ.

Từ tâm tình của nhiều bạn văn thơ, mới biết thơ Đoàn Vị Thượng vốn trở thành một phần kỷ niệm đáng yêu của rất nhiều người.

Nhà thơ Trần Quốc Toàn nhớ lại một bài thơ rất tình cảm của Đoàn Vị Thượng viết về cô gái Stiêng đăng trên Tuổi Trẻ, hay đến nỗi "tôi đã chọn chép chung vào cuốn sổ "Thơ tình chép tặng vợ tôi" - gồm toàn những bài mà tôi tâm đắc.

Nhà văn Phan Hoàng cảm nhận được trong thơ Đoàn Vị Thượng có "một độ lắng đặc biệt, xuất phát từ sự chênh vênh của tác giả trước cuộc sống". Và trong tập Đoàn Vị Thượng -Thơ này có in kèm hai bài văn xuôi của Đoàn Vị Thượng viết về Trịnh Công Sơn mà theo Phan Hoàng thì phải hiểu và yêu mến Trịnh Công Sơn lắm mới viết được về cái tôi của Trịnh Công Sơn như trong bài "Hai cái ‘tôi’ của Trịnh Công Sơn".

"Hễ nhắc đến thơ là nhắc Đoàn Vị Thượng"

Chương trình gặp gỡ ra mắt thơ tưởng chỉ gói gọn trong bạn văn Sài Gòn, nhưng bất ngờ được đón nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà văn Tịnh Thy từ Huế kịp vào góp mặt.

Tịnh Thy chia sẻ những kỷ niệm từ thời trung học của chị, khi lần đầu tiên được đọc bài Xin lỗi em của Đoàn Vị Thượng: "Một sự chấn động khi đọc những dòng thơ về tình yêu, lạ và rung động như thể tình yêu đầu đời", Tịnh Thy nhớ lại.

Và trong dòng hồi ức của mình, Tịnh Thy cho biết trong số bạn học của cô hồi trung học, "hễ nhắc đến thơ là nhắc Đoàn Vị Thượng, có nhiều bạn chép thơ Đoàn Vị Thượng vào sổ tay, giữ gìn đến nay ngót ba mươi năm vẫn còn nguyên vẹn. Bây giờ nhớ lại, tôi thấy thơ Đoàn Vị Thượng như một sự xoa dịu những bươn bả vất vả của chúng tôi thời đó".

Bạn bè chung tay thực hiện tập thơ Đoàn Vị Thượng trong lúc nhà thơ lâm trọng bệnh - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Tịnh Thy chia sẻ những kỷ niệm về thơ Đoàn Vị Thượng - Ảnh: L. ĐIỀN

Còn nhà thơ Trần Quang Châu - người bạn cao niên của Đoàn Vị Thượng - vừa xúc động khi nhắc đến bệnh tình của tác giả, vừa cho biết "trong giai đoạn về sau, thơ Đoàn Vị Thượng có tính thiền, một kiểu sắc tức thị không, không tức thị sắc" mà ông Châu thừa nhận rằng "với tôi, chỉ có thể nói thơ Đoàn Vị Thượng thật mênh mông, không diễn đạt được bằng ngôn ngữ, chỉ cảm nhận qua giao cảm mà thôi".

Theo nhà thơ Từ Nguyên Thạch, trong số mấy trăm bài thơ của Đoàn Vị Thượng, 63 bài trong tập này chỉ là tuyển lại, ghi lại những đường thơ của Đoàn Vị Thượng qua mỗi thời kỳ sống và viết của anh.

chau_dang_khoa_a

Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa trình bày bản nhạc phổ tại chỗ bài thơ Bóng và anh của Đoàn Vị Thượng - Ảnh: L. ĐIỀN

Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa đến dự chương trình khi lật tập thơ bắt gặp bài Bóng và anh đã xúc động sâu sắc, anh phổ nhạc ngay và trình diễn luôn như một đóng góp cho chương trình.

Bài thơ Bóng và anh có chất triết lý độc đáo rất riêng của Đoàn Vị Thượng: "...Khi mặt trời tắt ai cũng đêm đen/ Anh không thấy anh vẫn nghe hơi bóng/ Bóng là người thù không có oán ghen/ Ở đâu có sáng thì bóng mới ra/ Bóng mới là người anh chỉ là ma" (2008).

Thơ của bạn thơ

TTO - Ba tâm trạng được viết với ba phong cách khác nhau. Mỗi người gửi gắm trong đó một chút tình riêng. Tưởng chừng như cảm xúc vu vơ, nhưng thật ra tất cả đều say đắm. Nhưng từ trong cảm xúc say đắm ấy, ta lại thấy gợi những một điều gì đó thật vu vơ nhưng lại khó quên. Từ đó, thơ đã đến...(Nhà thơ Lê Minh Quốc)

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ.

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar