31/05/2022 09:08 GMT+7

Nhà công sản bị bỏ hoang trở thành nơi nuôi bò, của công ai xót?

TRẦN MAI ghi
TRẦN MAI ghi

TTO - Sau khi sáp nhập huyện Tây Trà với huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), nhiều nhà công sản bị bỏ hoang và trở thành nơi chăn nuôi bò, heo, gà, vịt của người dân khiến bạn đọc xót xa về sự lãng phí tài sản công.

Nhà công sản bị bỏ hoang trở thành nơi nuôi bò, của công ai xót? - Ảnh 1.

Trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tây Trà sau khi sáp nhập bị bỏ hoang trở thành nơi nuôi bò của người dân - Ảnh: T.M.

Luật sư Lê Cao, Đoàn luật sư TP Đà Nẵng, có ý kiến:

Tôi quá sốc khi đọc bài viết và xem hình ảnh thực trạng hoang phế, hư hỏng của trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân huyện Tây Trà sau khi sáp nhập vào huyện Trà Bồng. Hai năm sau ngày sáp nhập, từ một trụ sở sạch đẹp đã biến thành nơi nhếch nhác đến vậy!

Những tài sản công là nhà đất thuộc trụ sở các cơ quan được sáp nhập không được sử dụng nữa, về nguyên tắc theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công thì các tài sản này phải được quản lý, bảo vệ, khai thác sao cho tiết kiệm, hiệu quả.

Nếu các tài sản công này ở các địa phương kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp lớn thì việc bán đấu giá thu tiền vào ngân sách là điều dễ dàng. 

Ở miền núi hẻo lánh, việc bảo vệ và khai thác giá trị các tài sản này là điều cần phải được quan tâm lập kế hoạch và triển khai kế hoạch phù hợp, nếu không sẽ lãng phí tài sản của Nhà nước.

Hiện chưa có sự phân loại cụ thể về tài sản công, dẫn tới chính sách quản lý không sát với thực tế. Chuyện ở huyện Tây Trà, tài sản không thể định giá và bán đấu giá như quy định chung bởi vùng này quá heo hút, kinh tế kém phát triển. 

Cần tính tới tính đặc thù của địa phương để có giải pháp quản lý, sử dụng tài sản công hiệu quả. Cần phải có ngay các giải pháp tận dụng tài sản cho các mục đích khác nhau và cải tạo, sửa chữa, sử dụng tài sản và tránh tình trạng bỏ hoang các công trình, dẫn đến hư hỏng.

Luật quản lý, sử dụng tài sản công đã quy định các nguyên tắc quản lý để đảm bảo tránh lãng phí, nhưng khác với các hành vi khác, việc quản lý mà để lãng phí tài sản công hiện nay rất ít khi được xử lý mạnh tay nên tình trạng của công không ai xót vẫn diễn ra.

Hiện nay, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có quy định tại điều 219 về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. 

Thế nhưng, lâu nay hầu như người ta chỉ quan tâm hành vi gây thất thoát mà rất ít xử lý hành vi gây lãng phí. Cần xử lý đúng mức các hành vi gây lãng phí tài sản nhà nước theo quy định hiện hành.

Địa phương đã cố gắng thu xếp

Ông Đặng Minh Thảo, bí thư Huyện ủy Trà Bồng, cho biết đã cố gắng hết sức để phát huy hiệu quả của các công sản này. Trụ sở UBND và Huyện ủy Tây Trà (cũ) chuyển cho Đảng ủy, UBND xã Trà Phong sử dụng.

Trụ sở Công an huyện cũng giao về cho Công an xã Trà Phong. Nhiều khối nhà khác được chuyển cho các trường làm nhà công vụ dành cho giáo viên công tác ở miền núi sinh hoạt, số khác chuyển làm nhà sinh hoạt cộng đồng của địa phương...

"Dù đã cố gắng nhưng thực tế không thể sử dụng hết công năng bởi các khối nhà này từng là nơi làm việc của cả một huyện với nhiều phòng ban, còn nay chỉ là nơi làm việc của một xã. Đây chỉ là phương án bảo vệ tài sản, huyện cố gắng hết sức để tài sản nhà nước không xuống cấp, hư hỏng", ông Thảo nói.

Vì sao không định giá, đấu giá các nhà công sản này? Ông Thảo cho rằng khó thực hiện bởi đơn giá nhà nước làm cơ sở định giá không phù hợp với thực tế địa phương.

Trụ sở huyện Tây Trà trước sáp nhập đặt ở xã Trà Phong, cách TP Quảng Ngãi tầm 100km. Đời sống khó khăn, việc bán đất vốn đã khó, bán được tài sản gắn liền trên đất cực khó.

"Việc sắp xếp, bố trí làm trường học là giải pháp hay và đã thực hiện. Tuy nhiên, địa bàn miền núi rộng nhưng dân cư thưa thớt nên không thể chuyển học sinh từ các xã về đây học được.

Thực tế ngành giáo dục miền núi phải vào tận các làng, mở điểm trường lẻ để phổ cập giáo dục. Còn các điểm trường chính ở xã đã đáp ứng nhu cầu dạy và học", ông Thảo cho hay.

Trụ sở huyện bỏ hoang 'rộng rãi, nhốt bò sướng lắm'

TTO - Sau khi sáp nhập huyện Tây Trà và huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều trụ sở bị bỏ hoang, biến thành nơi chăn nuôi bò, heo, gà của người dân địa phương. Những khối nhà từng là nơi làm việc đẹp đẽ giờ hư hỏng nghiêm trọng.

TRẦN MAI ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Gốc gỗ sưa khủng vừa được phát hiện dưới suối sẽ được xử lý ra sao?

Công an và kiểm lâm địa phương đang triển khai các bước xử lý gốc gỗ sưa khủng vừa được người dân tìm thấy dưới suối.

Gốc gỗ sưa khủng vừa được phát hiện dưới suối sẽ được xử lý ra sao?

TP.HCM đề xuất quản lý số, ngừng in phù hiệu, giấy phép vận tải: Bạn đọc ủng hộ

Bài viết "Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện" thu hút nhiều bạn đọc ủng hộ.

TP.HCM đề xuất quản lý số, ngừng in phù hiệu, giấy phép vận tải: Bạn đọc ủng hộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar