18/04/2016 15:42 GMT+7

Nguyễn Ánh 9, "anh hãy yên nghỉ và mỉm cười"

C.TH.
C.TH.

TTO - "Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Người nhạc sĩ Saigon. Anh hãy yên nghĩ và mỉm cười vì anh đã tặng lại cho đời những tình khúc bất hủ. Thương tiếc anh!" - ca sĩ Cẩm Vân viết về Nguyễn Ánh 9.

Ca sĩ Ánh Tuyết (phải) và ca sĩ Quang Hà (trái) buồn bã trong ngày tiễn đưa Nguyễn Ánh 9 (18-4). -Ảnh: T.An


Sáng nay 18-4, nghi lễ lễ động quan nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 diễn ra tại nhà riêng ở đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận (TP.HCM). Sau đó linh cữu nhạc sĩ được đưa đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa hỏa táng.

Nhiều nghệ sĩ như Ánh Tuyết, Cẩm Vân, Lan Ngọc, Bảo Lan, Quang Hà, nhóm MTV... có mặt để tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.

Trước đó trong những ngày tang lễ (bắt đầu từ sáng 15-4), nhiều nghệ sĩ như NSND Kim Cương, NSƯT Kim Xuân, Thành Lộc, Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng, nhạc sĩ Bảo Chấn, Trương Tuyết Mai, Lê Quang... đã đến viếng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.

Giai điệu ca khúc Buồn ơi chào mi và Cô đơn vang lên trong tang lễ. Di ảnh nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 khiến người thân và bạn bè xúc động bởi ngắm nhìn chân dung ông với nụ cười và ánh mắt hiền lành, hai tay để trên phím đàn.

Ca sĩ Ánh Tuyết - một trong những ca sĩ thân thiết nhất với Nguyễn Ánh 9 khi nhạc sĩ còn sống, viết trong sổ tang:

"Có quá nhiều điều để nói, có quá nhiều điều để nhớ, có quá nhiều điều để trách, giận hờn, rồi cũng có quá nhiều điều để giãi bày. Nhưng rồi để làm gì? Anh ra đi là hết. Người ở lại xót xa, nhớ, thương. Và ai sẽ đàn cho em hát những ngày còn lại, buồn lắm!

Nhớ những ngày anh em gắn bó 25 năm, không dài nhưng quá đủ để hiểu về anh. Giờ em chỉ biết khóc thôi, vĩnh biệt anh!".

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ra đi để lại nhiều tiếc thương cho giới nghệ sĩ. -Ảnh: T.An

Bà Ngọc Hân, vợ nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và con trai cả nhạc sĩ là Nguyễn Quang không khỏi bật khóc khi đưa linh cữu nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đi hỏa táng. 

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1-1-1940 tại Phan Rang, qua đời chiều 14-4, thọ 76 tuổi, sau một thời gian trị bệnh tại bệnh viện.

Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Người ta gọi ông là nhạc sĩ của "mênh mông tình buồn", của "Buồn ơi chào mi"... Ông có nhiều sáng tác để lại ấn tượng sâu đậm cho người nghe như: Ai đưa em về, Chia phôi, Lời cuối cho em, Mùa thu cánh nâu, Đêm tình yêu, Tình yêu đến trong giã từ, Mênh mông tình buồn, Cho người tình xa, Cô đơn...

Nguyễn Ánh 9 - Ảnh tư liệu.

Tiếng đàn của ông từng nâng đỡ giọng hát của nhiều thế hệ ca sĩ như Thái Thanh, Khánh Ly, Elvis Phương, Ý Lan, Ánh Tuyết, Hồng Hạnh, Quang Hà... Thời gian về sau này, Nguyễn Ánh 9 thường chơi dương cầm hàng tuần tại khách sạn Sofitel Plaza Saigon cho đến năm 2015 thì chính thức "gác đàn".

Khi hay tin nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời, cộng đồng mạng bày tỏ nỗi buồn thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa.

C.TH.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar