18/02/2016 12:01 GMT+7

Ngượng chín mặt vì lì xì

MINH HUYỀN
MINH HUYỀN

TTO - “Ôi giồi, lì xì có mỗi 20k, ít hơn chú X tận 480k”, một cậu bé lớp 2 mở ngay bao lì xì ra trước mặt khách đến chúc tết và thốt lên.

Lì xì đầu năm làm nhiều người dở khóc dở cười - Ảnh: Minh Huyền

Chị L. (ngụ quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) điếng người khi nghe đứa bé thốt lên câu nói đó trước mặt bao nhiêu người. Suốt mùa tết, bao câu chuyện cười ra nước mắt xung quanh phong bao đỏ.

Cô bé Kin đang học lớp 4. Mẹ mua cho Kin cái túi xách nhỏ để đựng bao lì xì. Mỗi lần ai lì xì, Kin lại cất đi. Một lúc sau Kin ra góc nhà, tháo bao lì xì lấy tiền rồi nhập vào xấp tiền đã được lì xì từ trước. Miệng lẩm nhẩm đếm.

Thỉnh thoảng, Kin lại thủ thỉ với mẹ: “Con được tám trăm rồi đấy!”, mẹ Kin ngượng ngùng vì khách đến nhà nghe được, đành cười trừ rồi đẩy con gái ra chỗ khác.

Năm ngoái, chị L. chia ra các cháu trong họ hàng lì xì 100.000 đồng, khách đến nhà thì trẻ con được lì xì 20.000. Trong một lần đi chúc tết, chồng chị L. đưa nhầm bao lì xì 20.000 cho một đứa cháu ruột 8 tuổi mà không biết gì.

Năm nay, khi ngồi ăn cơm tân niên với gia đình, cháu bé tự đặt ra lịch trình chúc tết cho ba mẹ. Nhà chị L. là điểm đến cuối cùng sau bao nhiêu bạn bè, đồng nghiệp của ba mẹ. Trong khi chị L. và mẹ của cháu bé là hai chị em trong nhà. Khi hỏi lý do vì sao, câu trả lời của cháu làm cả gia đình sững sờ.

“Vì năm ngoái bác L. lì xì mỗi 20.000, ít xịt nên đến cuối cùng. Mấy cô chú ở công ty bố toàn lì xì mấy trăm. Tôi nghe xong câu đó mới chợt giật mình đưa nhầm bao lì xì năm ngoái. Vậy mà năm nay cháu vẫn còn nhớ và nói ra được câu nói này. Tôi vừa đau vừa ngại. Cháu còn bé mà đã biết dùng tiền để phân chia tầng lớp và thứ bậc tình cảm trong xã hội”, chị L. bức xúc.

“Nhiều người xem lì xì trẻ em như làm kinh tế. Nhiều lúc vì mối quan hệ xã hội của cha mẹ mà lì xì các con những năm trăm, một triệu đồng, thậm chí ngoại tệ. Trong khi các cháu còn quá bé, dễ bị ảnh hưởng và không có chính kiến khi đứng trước đồng tiền. Điều này làm mất đi ý nghĩa của những bao lì xì may mắn đầu năm”, ông Lý Công Anh (56 tuổi, ngụ quận 10, TP.HCM) cho biết.

Cũng câu chuyện về phong bao đỏ mà nhà chị H. (33 tuổi, ngụ quận Đống Đa, Hà Nội) năm nay cũng căng thẳng. Cụ bà 78 tuổi từ Nam Định lên Hà Nội ăn tết. Mùng 1 tết, cụ lì xì các cháu 5.000 đồng. Cháu trai 9 tuổi nhận xong vứt ngay xuống bàn, cháu gái 6 tuổi bảo “cụ ki bo quá, mừng tuổi toàn tiền lẻ, chẳng mua được gì”.

Chị H. cho biết cả ngày bà cụ cứ lâu lâu mắt lại rơm rớm. Tối mùng 2, cụ đòi về lại quê. “Tôi giận quá mắng hai đứa một trận. Cả tết cứ nghĩ đến cụ lại thấy đau lòng, giận các con, giận cả bản thân không dạy dỗ chúng sớm”.

Cô Hoàng Cúc Hà (35 tuổi, giáo viên mầm non tư thục) chia sẻ: “Các con còn quá nhỏ để hiểu về giá trị đồng tiền. Các con chỉ biết về đồng tiền qua những vật chất mà các con mua được, sở hữu được chứ chưa biết về nguồn gốc và giá trị thực.

Tôi nghĩ ngay từ bé, để ứng xử trong văn hóa nhận tiền lì xì, phụ huynh nên dạy các con biết nói lời cảm ơn, không nên mở ra khi ở ngoài đường hay khi có khách đến chúc tết, không đếm tiền trước mặt người lớn và không được dùng đồng tiền để đánh giá bất kỳ điều gì. Lì xì nên là một nét văn hóa may mắn, vui vẻ đầu năm đúng với ý nghĩa ban đầu”.

MINH HUYỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Đại học Huế đã báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn. Và lúc này, dư luận đang thấp thỏm chờ quyết định sau cùng của bộ.

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar