10/05/2022 17:57 GMT+7

Người Việt ăn nhiều thịt, nguy cơ mắc bệnh vì thừa thịt

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Bữa ăn người Việt ngày càng được cải thiện về số lượng và chất lượng, tuy nhiên chưa thật sự lành mạnh và cân đối, tại đô thị là thừa thịt nhưng ít rau xanh, điều này dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính, thừa cân, béo phì...

Người Việt ăn nhiều thịt, nguy cơ mắc bệnh vì thừa thịt - Ảnh 1.

Bữa ăn người Việt thường nhiều thịt nhưng ít rau xanh. Đây là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính, thừa cân, béo phì... - Ảnh: X.MAI

Theo kết quả tổng điều tra về dinh dưỡng 2019-2020, mức tiêu thụ thịt của người Việt tăng nhanh, với bình quân 136,4g/người/ngày, trong đó thịt đỏ là 95,5g, thịt gia cầm 36,2g và các sản phẩm từ thịt là 4,7g.

Ở khu vực thành thị, mức tiêu thụ thịt cao hơn với 154g/người/ngày, còn ở khu vực nông thôn là 126,2g/người/ngày.

Tỉ lệ protein động vật/protein tổng số vượt 2 lần khuyến nghị

Theo nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam, số lượng protein/ngày ở nhóm 19-30 tuổi nam giới là 74-68g, còn nữ giới 63-60g. Tỉ lệ giữa protein động vật/protein tổng số là từ 30-35%. Tỉ lệ giữa lipid động vật/lipid tổng số không nên vượt quá 60%.

So với mức khuyến nghị này, lượng thịt mà người Việt sử dụng đang cao hơn gần gấp đôi.

Bữa ăn của người Việt đã được cải thiện về số lượng món, "tươi" hơn nhưng tính cân đối của khẩu phần chưa đảm bảo: quá nhiều đạm động vật, tỉ lệ giữa protein động vật/protein tổng số là 52,8%. Tỉ lệ này vượt quá so với nhu cầu khuyến nghị gần 2 lần.

Về cơ cấu tiêu thụ thịt trong khẩu phần, mức tiêu thụ thịt đỏ quá cao so với nhu cầu khuyến nghị là 70g/người/ngày.

Mức tiêu thụ lipid trong khẩu phần là hợp lý và tỉ lệ giữa lipid động vật so với lipid tổng số là 51,4%, nằm trong giới hạn theo khuyến nghị (dưới 60%). Tuy nhiên lipid từ nguồn động vật nhiều hơn so với lipid nguồn thực vật.

Người Việt ăn nhiều thịt, nguy cơ mắc bệnh vì thừa thịt - Ảnh 2.

Cần ăn đa dạng, giảm tiêu thụ các loại thịt, tăng cường rau xanh, trái cây, hải sản... - Ảnh: X.MAI

Nguy cơ mắc nhiều bệnh

TS.BS Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - cho hay các loại thịt nói chung và thịt đỏ nói riêng là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, chứa hàm lượng axit amin thiết yếu, vitamin B12 và một số khoáng chất như sắt, kẽm…

Tuy nhiên, nếu ăn vượt khuyến cáo thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ và ung thư (đại trực tràng, gan, tụy, tiền liệt tuyến, phổi, thực quản…) vẫn có thể xảy ra. Tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn khi ăn nhiều thịt đỏ chế biến sẵn vì chúng chứa các chất béo bão hòa, nitrite, nitrat, nitrosamine...

"Mỗi thực phẩm đều có những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, vì thế cần ăn đa dạng, mỗi thứ ăn một ít, không tẩy chay thực phẩm nào cũng như không ăn quá nhiều thực phẩm nào", TS Cường chia sẻ thêm.

Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cũng cho biết thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, mất cân đối về các chất dinh dưỡng (nhiều thịt, mỡ động vật) của người Việt đã làm gia tăng các bệnh mạn tính hiện nay như thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu…

Để có sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế mắc các bệnh mạn tính, người dân cần thay đổi thói quen tiêu dùng thịt, ăn uống lành mạnh hơn.

Cụ thể nên ăn chất đạm đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, nên bổ sung chất đạm động vật và thực vật, với tỉ lệ cân đối giữa nguồn đạm động vật và thực vật, giảm tiêu thụ thịt các loại, tăng cường ăn cá, hải sản, đậu phụ và sản phẩm từ đậu đỗ.

Hạn chế các loại thịt đỏ như bò, heo, cừu, tăng cường ăn thực phẩm lành mạnh như cá, hải sản, trứng, sữa, thịt gia cầm...

Cân đối bữa ăn như thế nào?

Để hạn chế sự gia tăng của các bệnh mạn tính như thừa cân béo phì, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, gout..., người trưởng thành nên ăn chất đạm động vật theo tỉ lệ 30%-50% tổng số đạm nạp vào, tỉ lệ lipid động vật/lipid tổng số là dưới 60%.

Ở tuổi càng cao nên ăn lượng protein từ động vật càng ít, cần bổ sung lượng protein hợp lý theo tỉ lệ là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật.

Với trẻ nhỏ, nguồn đạm động vật cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, vì vậy lượng protein trong mỗi bữa ăn hằng ngày nên theo tỉ lệ là 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật.

Bữa ăn người Việt quá nhiều thịt

TTO - Lượng thịt sử dụng đã tăng nhanh, từ 84 gr/người/ngày năm 2010 đã tăng lên 136,4 gr/người/ngày năm 2020, khu vực thành thị, chỉ số này lên tới 155,3 gr/người/ngày, là quá cao so với mức khuyến cáo an toàn cho sức khỏe.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar