27/07/2025 09:17 GMT+7

Người Trung Quốc tìm ra phương pháp thể dục chính xác từ 2.000 năm trước

Hoàng đế nội kinh - tác phẩm y học khổng lồ của Trung Quốc có từ thời Xuân Thu Chiến quốc - ghi lại nhiều phương pháp tập luyện thể dục mà đến ngày nay giới khoa học phương Tây vẫn rất tán thưởng.

Trung Quốc - Ảnh 1.

Người phương Tây thừa nhận phương pháp tập luyện cổ truyền của Trung Hoa - Ảnh: XN

Cách tập luyện của người Trung Quốc 2.000 năm trước

Trong kho tàng y học Trung Quốc, bộ sách Hoàng đế nội kinh được xem là nền tảng lý luận sâu sắc nhất, nguyên thủy nhất, không chỉ dẫn dắt toàn bộ hệ thống y học cổ truyền Đông phương mà còn ghi lại những nguyên tắc dưỡng sinh, vận động thể chất có giá trị.

Một trong những học thuyết nổi bật trong sách là chế độ tập luyện và sinh hoạt theo “giờ tạng phủ” - mô hình mà đến nay nhiều chuyên gia y học hiện đại vẫn phải ngạc nhiên trước độ chính xác và tính hệ thống của nó.

Hoàng đế nội kinh bao gồm hai phần chính: Tố Vấn và Linh Khu, trình bày các học thuyết nền tảng như âm dương, ngũ hành, kinh lạc, và cách khí huyết vận hành trong cơ thể. 

Trong đó phần Linh Khu đã ghi lại học thuyết “Kinh khí lưu chú” - lý giải rằng khí huyết con người vận hành theo một chu trình 24 giờ (12 canh giờ), đi qua 12 đường kinh mạch chính, mỗi đường tương ứng với một tạng hoặc phủ, và mỗi tạng phủ có thời điểm hoạt động mạnh nhất trong ngày.

Đó chính là một trong những học thuyết nền tảng của y học thế giới về "đồng hồ sinh học" cơ thể người. Thông qua học thuyết này, Hoàng đế nội kinh đưa ra phương thức tập luyện dưỡng sinh cụ thể.

Theo đó, từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão, theo cách tính của Trung Quốc cổ đại) là lúc kinh Phế (phổi) hoạt động mạnh nhất, tinh thần sảng khoái, phù hợp cho việc hít thở khí trời trong lành, luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, khí công, tĩnh tọa. 

Từ 7 - 9 giờ sáng (giờ Thìn) là lúc đại tràng vận hành tốt, thích hợp cho việc bài tiết. Nhìn chung, khung giờ này phù hợp cho việc ăn sáng, vệ sinh, nếu có tập luyện cũng chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng. 

Từ 9 - 11 giờ sáng (giờ Tỵ) là lúc kinh Tỳ (lá lách) hoạt động mạnh, phù hợp để vận động vừa phải. Nếu có tập trong thời điểm này, có thể đi bộ nhanh hoặc chạy, tập một số bài võ thuật, vươn vai, chạy nhảy ở mức trung bình, gần tương tự với cách tập cardio ngày nay.

Đến 15 - 17 giờ chiều (giờ Thân) là thời điểm kinh bàng quang hoạt động, phù hợp với việc tập luyện cơ bắp, luyện võ, rèn luyện thể lực - tức tập gym ngày nay.

Trong khung 19 - 21 giờ tối (giờ Tuất) là thời điểm kinh Tâm bào lạc (liên quan đến tim) hoạt động. Trong thời điểm này, người tập chỉ nên ngồi thiền, thở chậm, tập các bài khí công, kéo giãn, chuẩn bị cho giấc ngủ.

Giới khoa học ngả mũ

Giới khoa học phương Tây nhiều năm qua tìm thấy nhiều điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa mô hình “giờ tạng phủ” của Đông y và nhịp sinh học (circadian rhythm) - một lĩnh vực được nghiên cứu sâu trong y học phương Tây. 

Nhịp sinh học là chu kỳ sinh lý 24 giờ ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết, tim mạch, nhiệt độ cơ thể, giấc ngủ và hiệu suất vận động. 

Theo nhiều nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers in Physiology, hiệu suất thể chất cao nhất ở người trưởng thành thường xuất hiện vào khoảng 15-18 giờ chiều, trong khi sự tỉnh táo về tinh thần thường cao nhất vào buổi sáng sớm.

Điều này khớp ngạc nhiên với các khung giờ “kinh khí vượng” trong học thuyết cổ.

Một số chuyên gia y học tích hợp và bác sĩ phương Tây có quan tâm đến dưỡng sinh cổ truyền cũng ghi nhận hiệu quả thực tiễn của việc tập thể dục sáng sớm, thiền định, khí công - những thói quen gắn liền với học thuyết giờ tạng phủ. 

Trung Quốc - Ảnh 2.

Mô hình giờ tạng phủ của y học cổ truyền Trung Hoa, được chuyển hóa sang tiếng Anh - Ảnh: PT

Bác sĩ Jessica Maynard (Mỹ) chia sẻ rằng nhiều bệnh nhân mất ngủ kinh niên, mệt mỏi ban ngày đã cải thiện rõ rệt sau khi điều chỉnh lối sống theo nhịp sinh học tương ứng với "giờ tạng phủ". 

Dù bà không tán thành hoàn toàn mô hình này như một hệ thống khoa học tuyệt đối, nhưng khẳng định rằng nó có giá trị hướng dẫn cao trong thực hành lâm sàng hiện đại.

Tất nhiên vẫn có nhiều giới hạn trong các học thuyết cổ xưa. Mô hình tạng phủ không phản ánh đúng giải phẫu hiện đại. Khái niệm “kinh mạch” vẫn chưa tìm được bằng chứng sinh học rõ ràng.

Dù vậy nếu xét riêng việc tập luyện dưỡng sinh, rèn cơ thể, từ hơn 2.000 năm trước, Hoàng đế nội kinh lại có thể đưa ra lời tư vấn gần như tương tự khoa học ngày nay. Trí tuệ của người Trung Hoa cổ đại một lần nữa lại khiến thế giới đương đại phải ngả mũ.

Rủi ro lớn khi tập thể dục lúc sáng sớm

Trong tiềm thức của hầu hết mọi người, sáng sớm chính là thời điểm phù hợp nhất để tập thể dục, tượng trưng cho lối sống lành mạnh.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tiền vệ U23 Indonesia: 'Chúng tôi phải vô địch bằng mọi giá'

Tiền vệ Frengky Missa tuyên bố U23 Indonesia sẽ chiến đấu hết sức để đánh bại U23 Việt Nam, lên ngôi vô địch Giải U23 Đông Nam Á 2025.

Tiền vệ U23 Indonesia: 'Chúng tôi phải vô địch bằng mọi giá'

Man United muốn bán Antony nhưng không ai hỏi mua

Man United được cho là rất nôn nóng bán Antony và một số cầu thủ khác để có thêm tiền mua sắm tân binh nhưng không có CLB nào hỏi mua cầu thủ người Brazil.

Man United muốn bán Antony nhưng không ai hỏi mua

Gyokeres bước lên con đường của Henry

Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres sẽ kế thừa chiếc áo số 14 huyền thoại của Thierry Henry sau khi cập bến Arsenal.

Gyokeres bước lên con đường của Henry

U23 Việt Nam chuẩn bị gì cho trận chung kết?

Ngoài sức ép lớn từ khán giả Indonesia, U23 Việt Nam phải tiếp tục cải thiện những hạn chế của mình để hướng đến chiến thắng trong trận chung kết vào ngày 29-7 tới.

U23 Việt Nam chuẩn bị gì cho trận chung kết?

Hàng công U23 Việt Nam báo tin vui

HLV Kim Sang Sik sẽ có hàng công mạnh nhất cho đội tuyển U23 Việt Nam trong trận chung kết với U23 Indonesia ở Giải U23 Đông Nam Á 2025.

Hàng công U23 Việt Nam báo tin vui

Chủ tịch PSSI muốn U23 Indonesia 'không ngại đá rắn' trước U23 Việt Nam

Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI), ông Erick Thohir muốn U23 Indonesia chơi quyết liệt với U23 Việt Nam ở trận chung kết.

Chủ tịch PSSI muốn U23 Indonesia 'không ngại đá rắn' trước U23 Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar