03/12/2024 14:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người trẻ tích cóp gần 26 năm mới đủ tiền mua nhà, có quá lâu?

Người trẻ mua nhà ở thời nào cũng khó, theo đó một 7X cần làm việc, tích cóp 31,3 năm mới đủ tiền mua nhà, trong khi một 8X cần 22,7 năm, một 9X cần 25,8 năm.

Người trẻ cần tích cóp gần 26 năm mới đủ tiền mua nhà, có quá lâu? - Ảnh 1.

Giá bất động sản tại Việt Nam tăng 59% trong 5 năm gần đây - Ảnh: NAM TRẦN

Nỗ lực thời gian dài mới mua được nhà

Theo kết quả khảo sát của batdongsan.com.vn được công bố tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2024 ngày 3-12 tại Hà Nội, dựa trên dữ liệu so sánh lương trung bình với giá nhà thời xưa và nay có thể thấy không riêng gen Z (những người trẻ sinh từ 1997 - 2012), người trẻ thời buổi nào cùng gặp không ít khó khăn trong việc tự mua nhà.

Theo đó, ở thời điểm năm 2004, với GDP bình quân đầu người khoảng 1,8 triệu đồng/tháng, một người trẻ thế hệ 7X mất khoảng 31,3 năm làm việc, tích cóp để có đủ tiền mua một căn hộ chung cư 60m2, giá bán khoảng 600 triệu đồng/căn, điều kiện lãi suất huy động 7,4%/năm.

10 năm sau (thời điểm năm 2014), với GDP bình quân đầu người khoảng 5,5 triệu đồng/người, một người trẻ thế hệ 8X cần làm việc, tích cóp 22,7 năm để có đủ tiền mua một căn hộ chung cư 60m2, giá bán khoảng 1,5 tỉ đồng/căn, lãi suất huy động khoảng 6%/năm.

Và thời điểm năm 2024, với GDP bình quân đầu người khoảng 9,5 triệu đồng/tháng, một người trẻ 9X cần làm việc, tích cóp 25,8 năm để mua căn hộ khoảng 60m2, giá khoảng 3 tỉ đồng, trong điều kiện lãi suất huy động 4,5%.

Từ so sánh trên, ông Nguyễn Quốc Anh - phó tổng giám đốc batdongsan.com.vn - cho rằng người trẻ thuộc các thế hệ vẫn cần nỗ lực trong thời gian dài mới có thể tự .

Cũng theo ông Anh, người Việt nói riêng và người châu Á nói chung vẫn kỳ vọng cao việc sở hữu bất động sản trọn đời, với các lý do phổ biến gồm lợi suất cao và ổn định, thị trường tài chính chưa phát triển, sự công nhận từ xã hội, tài sản và nơi sinh sống cho gia đình.

Đáng chú ý, Việt Nam lọt top quốc gia có tỉ lệ sở hữu bất động sản cao nhất thế giới với khoảng 90% tổng số bất động sản, cao hơn một số nước trong khu vực như Singapore (88%), Indonesia (84%) và cao hơn cả Mỹ (66%), Úc (66%)...

Người trẻ cần tích cóp gần 26 năm mới đủ tiền mua nhà, có quá lâu? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng người trẻ thời nào mua nhà cũng khó - Ảnh: B.NGỌC

Ba yếu tố tác động đến giá nhà

Khảo sát nghiên cứu của batdongsan.com.vn cũng chỉ ra trong 5 năm qua giá bán bất động sản ở tại Việt Nam tăng 59%, Singapore tăng 37%, Mỹ tăng 54%, Úc tăng 49%, Nhật Bản tăng 41%.

Có 3 yếu tố tác động đến xu hướng tăng giá bất động sản Việt Nam những năm qua, đó là kinh tế, quản lý và xã hội là ba yếu tố chính tác động đến giá bất động sản.

"Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu người, lạm phát mạnh mẽ. Đồng thời, môi trường lãi suất và hiệu quả đầu tư các kênh trong nước đều củng cố nhu cầu mua bất động sản của người tiêu dùng", ông Anh đánh giá.

Hiện môi trường lãi suất ở Việt Nam đang dần trở về mức thuận lợi hơn và tỉ trọng tài sản tích trữ trong GDP của Việt Nam khá cao, khoảng 32,8%, đứng thứ 27 trên thế giới.

Với lượng tiền tích trữ, người Việt có một số kênh đầu tư chính như thị trường tài chính, bất động sản, vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm.

Với kênh đầu tư vàng có nhiều biến động, rủi ro và chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới. Kênh ngoại tệ và gửi tiết kiệm có lợi suất ở mức khá thấp, trong khoảng 9 - 13% trong 2 năm.

Trong khi kênh đầu tư bất động sản vẫn có lợi suất khá tốt tại Việt Nam, trong 10 năm qua tỉ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% (khoảng 19,7%/năm) và đất nền đạt 137% (khoảng 13,7%/năm).

Yếu tố thứ hai, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỉ trọng thuế bất động sản trong GDP theo quốc gia của Việt Nam đang ở mức 0,03%, thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore (1,5%), Nhật Bản (2,6%), Hàn Quốc (4%).

Ông Anh cũng khẳng định từ kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy thuế bất động sản được sử dụng làm chính sách quản lý thị trường và tối ưu nguồn thu cho đất nước. Đây cũng là xu hướng nhà đầu tư bất động sản phải tính toán vào phương án tài chính đầu tư bất động sản những năm tới.

Giấc mơ có nhà đã thay đổi: Mơ mãi chuyện mua nhà, hay ngủ ngon khi ở thuê?

Giấc mơ mua nhà gần như đã tan biến khi những áp lực tài chính đang đè nặng trên vai thế hệ trẻ tại nhiều quốc gia. Họ tìm đến những lựa chọn kinh tế hơn, chẳng hạn thuê nhà có chất lượng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo kiểm tra, xử lý việc lấp sông Quán Trường Nha Trang

Liên quan vụ lấp sông Quán Trường mà Tuổi Trẻ Online đã thông tin, tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo kiểm tra việc đấu nối, thi công cầu tạm phục vụ khởi công, thi công dự án Khu đô thị hỗn hợp thành phố Nha Trang.

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo kiểm tra, xử lý việc lấp sông Quán Trường Nha Trang

Không công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản giữa cá nhân, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu không công chứng hợp đồng tặng cho giữa cá nhân với cá nhân trong dự án bất động sản sẽ gây nên những rủi ro nào?

Không công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản giữa cá nhân, chuyện gì sẽ xảy ra?

Bảng giá đất mới 'dậy sóng', phó giám đốc sở ở Nghệ An nói gì?

Việc ban hành bảng giá đất mới khiến một số hộ dân khi chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở để cho con xây nhà ở Nghệ An chịu mức thuế lớn.

Bảng giá đất mới 'dậy sóng', phó giám đốc sở ở Nghệ An nói gì?

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

Khánh Hòa cho biết đã tiếp nhận thông tin việc doanh nghiệp đổ đất lấp một đoạn sông Quán Trường tại phường Nam Nha Trang.

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

Dân khổ vì cống thoát nước mưa 'tắc' 3 năm trời

Hệ thống cống thoát nước mưa tại xã Ea Na (tỉnh Đắk Lắk) 'tắc' suốt 3 năm nay, khiến nhiều hộ dân khốn khổ vì nước tràn vào nhà.

Dân khổ vì cống thoát nước mưa 'tắc' 3 năm trời

Phá 'chuồng cọp' ở TP.HCM: Dân nghe giải thích mới hết hồn, cho dỡ bỏ ngay hết mình

Tuổi Trẻ Online đã theo chân lực lượng Đội cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ khu vực 17 đi vận động và hỗ trợ người dân tháo dỡ 'chuồng cọp'.

Phá 'chuồng cọp' ở TP.HCM: Dân nghe giải thích mới hết hồn, cho dỡ bỏ ngay hết mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar