04/05/2015 09:06 GMT+7

​Người trẻ ở Trường Sa

HOÀNG ĐIỆP
HOÀNG ĐIỆP

TT - Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) có một thị trấn và hai xã đảo.

Ở nơi cách xa đất liền cả ngàn cây số, những cư dân, quân nhân đang sinh sống và làm việc trên đảo, hầu hết đều là những người còn trẻ.

Vừa bước sang tuổi 20 được ít ngày nhưng chiến sĩ Trương Tấn Phát (P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM), hiện đang đóng quân tại đảo Núi Le (quần đảo Trường Sa), cho biết anh đã có mặt ở đảo hơn sáu tháng.

Từ một nam sinh trắng trẻo, Phát đã trở thành người lính rắn rỏi ngày đêm chắc tay súng để bảo vệ biển đảo.

“Vừa tốt nghiệp trung học Phát xin đi nghĩa vụ quân sự luôn, rồi làm đơn tình nguyện ra đảo. Lúc đầu tôi cũng lo lắm, bởi Phát ở nhà không phải làm gì, đến ăn con tôm mẹ cũng lột vỏ giúp, ăn cá mẹ cũng gỡ xương giùm.

Trước ngày con nhập ngũ, tôi còn ngồi cắt móng tay cho con bởi đối với mẹ thì đứa con nào cũng bé... Nhưng khi Phát quyết tâm nhập ngũ và tình nguyện ra đảo, tôi rất ủng hộ con. Tôi biết con có lý do và có lý tưởng của con nên con mới quyết tâm như thế” - bà Nguyễn Thị Minh Trang, mẹ của chiến sĩ Phát, nói.

Phát kể rằng khi còn là học sinh cũng ham chơi và nghịch ngợm như tất cả thanh niên ở lứa tuổi ấy. “Nhưng tôi thấy rằng nếu cuộc sống chỉ quẩn quanh việc đi học, rồi gặp bạn bè để uống cà phê thì tại sao tôi không đi ra ngoài đảo?

Bởi nơi ấy cần những người trẻ như chúng tôi, bởi tôi biết ngoài đó xa xôi và có nhiều khó khăn, vậy thì tôi cũng giống như hàng triệu thanh niên khác đều có thể góp một chút sức mình cho đất nước, và đi nghĩa vụ ra đảo là cách mà tôi cảm thấy đóng góp thiết thực nhất. Và tôi tự hào vì mình đã được lựa chọn” - Trương Tấn Phát nói.

Dù vẫn nghĩ Trường Sa còn nhiều khó khăn, nhưng ngay cuộc điện thoại đầu tiên gọi từ đảo về cho mẹ, Phát đã nói: “Ở đây cái gì cũng có mẹ à. Chỉ có xa người thân thôi, nhưng anh em trên đảo gắn bó yêu thương cũng như ruột thịt vậy”. 

Và cái tết đầu tiên Phát xa nhà, chia sẻ với nỗi nhớ con của người mẹ trong đất liền, chỉ huy đảo của Phát đã gọi điện thoại cho mẹ của Phát đúng đêm giao thừa để chúc mừng năm mới.

“Tôi không chỉ nhận được điện thoại của con, mà còn nhận được điện thoại chúc mừng và chia sẻ từ chính những đồng đội của Phát. Qua những lời con kể, con đã thật sự trưởng thành và tôi cũng mong con yên tâm công tác. Mỗi lần con gọi về nhà, tôi chỉ dặn con cẩn thận khi đi xuống biển thôi. Mẹ thì cứ lo xa như thế đấy" - bà Trang giải thích khi kể chuyện.

Không chỉ riêng ở đảo Núi Le, tại nhiều đảo và điểm đảo khác ở Trường Sa, phần lớn các chiến sĩ, sĩ quan làm việc ở đây đều có tuổi đời rất trẻ, phần lớn đều có đơn tình nguyện xin ra đảo để phục vụ: “Đó là những người trẻ đầy hoài bão, khát khao cũng như mong ước được đóng góp sức mình cho Tổ quốc”.

Chuẩn đô đốc Phạm Xuân Điệp, phó tư lệnh Hải quân, đã nêu ý kiến như vậy sau khi nghe được tâm sự của những cán bộ, chiến sĩ trẻ đang làm việc ở Trường Sa.

HOÀNG ĐIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 5: Học cao hơn, nhiều hơn vì... chưa biết làm gì?

Nhiều sinh viên sau vài tháng nhận bằng tốt nghiệp quyết định quay lại giảng đường để học cao học, văn bằng 2. Ngoài những người đã ấp ủ kế hoạch học tiếp, không ít bạn trở lại trường vì… chưa xin được việc.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 5: Học cao hơn, nhiều hơn vì... chưa biết làm gì?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Không ít sinh viên ra trường tạm cất tấm bằng cử nhân vào tủ, chọn làm công việc quen thuộc từ thời sinh viên để trang trải cuộc sống.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Trên những con thuyền tròng trành, các ngư dân làm nghề câu ở Đà Nẵng chọn khoảng trời tự do của riêng mình.

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar