25/04/2017 08:44 GMT+7

Người thầy quyết định sự thành bại

MAI THI
MAI THI

TTO - Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông có khá nhiều điểm mới. Tuy nhiên, tôi lại trăn trở nhiều về vai trò của người thầy với sự thành bại của bất kỳ một cuộc cải cách giáo dục nào.

Khâu then chốt, quyết định sự thành bại của bất kỳ cuộc cải cách giáo dục nào chính là người thầy. Trong ảnh: một tiết học môn địa lý của cô trò Trường THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đã có những thay đổi đáng kể trong việc tích hợp, lồng ghép các môn học theo hướng tăng thực hành, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy tối đa năng lực người học. Chân dung người học sinh mới với 6 phẩm chất và 10 năng lực thật sự là giấc mơ quá hoàn hảo về những người chủ tương lai của đất nước.

Dẫu vậy, có một vấn đề cốt lõi mà lại khá mơ hồ trong dự thảo. Đó là công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên đã, đang và sẽ thực hiện như thế nào để kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới như trong dự thảo đã nêu. Giáo viên là những người trực tiếp tiếp cận chương trình mới, và bằng tài năng sư phạm chuyển tải tinh thần đổi mới đến học sinh. Nhưng nhìn vào dự thảo, chúng ta dễ dàng nhìn thấy đội ngũ giáo viên ở các cấp học hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Xét riêng ở cấp THCS, dự thảo công bố việc tích hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học thành môn khoa học tự nhiên; hay kết hợp âm nhạc - mỹ thuật thành môn học nghệ thuật...

Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu người vừa có tài năng hội họa vừa hát hay, đàn giỏi, có cảm thụ âm nhạc tốt? Và đòi hỏi một người thầy “ba trong một” - giỏi đều lý, hóa, sinh với kho kiến thức chuyên môn vững vàng thì có khả thi không?

Các trường cao đẳng sư phạm đã có một thời đào tạo giáo viên THCS liên môn, ví dụ văn - sử, sử - địa, văn - giáo dục công dân, toán - lý, toán - tin...

Theo đó sẽ phân ra môn chính và môn phụ với tỉ lệ 70% - 30%, nghĩa là môn thứ nhất sẽ được đầu tư giảng dạy 70%, và khi ra trường thường được đứng lớp với môn học chính nhiều hơn.

Sau đó, người ta đã hạn chế được việc ôm đồm kiến thức và đào tạo không chuyên sâu, đồng đều giữa hai môn học bằng cách đào tạo đơn môn. Và giờ đây, chúng ta đang quay ngược lại với xu hướng xưa ư - giáo viên liên môn?

Nếu nhìn nhận một cách thẳng thắn vào thực tế hiện nay ở các trường phổ thông, ngoài một bộ phận giáo viên thật sự chắc tay nghề, thì không ít giáo viên dù chỉ đứng lớp một môn học vẫn khá non chuyên môn. Bây giờ “ép” giáo viên phải “gánh”, “cõng” thêm khối lượng kiến thức khổng lồ của môn học được tích hợp, e là quá sức của họ.

Đó là chúng ta chỉ mới bàn về kiến thức, trong khi giảng dạy một môn học không chỉ là việc truyền thụ tri thức. Phương pháp chuyên ngành, năng lực thực hành, khả năng ứng dụng... của mỗi môn học lại có những đặc trưng riêng.

Người thầy phải là những nhà sư phạm chứ không phải người truyền thụ tri thức, có như thế mới đáp ứng với tinh thần của công cuộc đổi mới - là tiếp cận năng lực người học.

Bên cạnh đó, dự thảo còn đưa ra ba phần nội dung giáo dục mới, đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chuyên đề học tập và giáo dục địa phương. Nguồn nhân lực cho các môn học mới này sẽ được chuẩn bị như thế nào, và từ lúc nào?

Nếu bắt đầu đào tạo mới lực lượng giáo viên để có thể triển khai thực hiện từ năm 2018 như dự thảo đề ra thì e không đủ thời gian, nhân lực, vật lực. Còn nếu lấy đội ngũ giáo viên cũ hiện nay bồi dưỡng thêm và cho đứng lớp thì có phần khiên cưỡng, chỉ sợ tình trạng dạy học “cưỡi ngựa xem hoa” sẽ xảy ra.

Dù phương pháp dạy học mới khẳng định vị thế trung tâm của người học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; nhưng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của người thầy không thể nào xem nhẹ. Bởi khâu then chốt, quyết định sự thành bại của bất kỳ cuộc cải cách, đổi mới giáo dục nào chính là đào tạo người thầy.

Vì vậy, bài toán về chất lượng giáo viên cần được xem xét, nhìn nhận một cách kỹ lưỡng và chuyên sâu hơn.

“Nếu bắt đầu đào tạo mới giáo viên để có thể triển khai thực hiện từ năm 2018 như dự thảo đề ra thì không đủ thời gian, nhân lực, vật lực. Nếu lấy đội ngũ giáo viên cũ hiện nay bồi dưỡng thêm và cho đứng lớp thì có phần khiên cưỡng, chỉ sợ tình trạng dạy học “cưỡi ngựa xem hoa” sẽ xảy ra"

 
MAI THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Một phường ờ Đắk Lắk công bố "đường dây nóng" trong lĩnh vực giáo dục, cam kết trực tiếp chỉ đạo, xử lý các phản ánh để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar