11/04/2019 10:25 GMT+7

Người phụ nữ tạo thuật toán chụp ảnh hố đen vũ trụ đầu tiên trong lịch sử

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Chúng ta sẽ không được thấy hình ảnh hố đen vũ trụ nếu như thiếu đi Katie Bouman - người phụ nữ phát triển các thuật toán phân tích hình ảnh.

Người phụ nữ tạo thuật toán chụp ảnh hố đen vũ trụ đầu tiên trong lịch sử - Ảnh 1.

Katie Bouman làm việc với đội ngũ chụp ảnh hố đen vũ trụ - Ảnh: CNN

Việc chụp ảnh (hay còn gọi là lỗ đen) được ví như chụp ảnh một trái cam trên mặt trăng bằng camera smartphone trên trái đất vậy. Nhưng ngạc nhiên là giới khoa học đã làm được khi vào tối qua, 10-4, chúng ta lần đầu tiên chụp được ảnh vũ trụ.

Và đó là nhờ một phần công sức của Katie Bouman, cô là ai?

Thuật toán phân tích hình ảnh

Người phụ nữ tạo thuật toán chụp ảnh hố đen vũ trụ đầu tiên trong lịch sử - Ảnh 2.

Hình ảnh được công bố của hố đen vũ trụ - Ảnh: CNN

Ba năm trước, Bouman tạo ra một thuật toán giúp chụp được ảnh của một hố đen siêu lớn kèm với bóng của nó ở trung tâm thiên hà M87. Lúc đó, cô vừa tốt nghiệp ngành khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Hố đen vũ trụ ở rất xa và được cho là vô hình, mặc dù chúng có thể tạo ra bóng khi tương tác với vật chất xung quanh. Cho nên, việc chụp hình một lỗ đen là rất khó khăn.

Như với thiên hà M87, các nhà khoa học phải dùng một mạng lưới kính viễn vọng toàn cầu, được gọi là Kính viễn vọng Chân trời sự kiện để thu thập hàng triệu gigabyte dữ liệu về M87, bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là giao thoa kế. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều dữ liệu cần được thu thập.

Cho tới khi Bouman tạo ra thuật toán riêng, các nhà khoa học đã có thể dùng thuật toán này để tạo ra các hình ảnh riêng biệt rồi sau đó ghép lại thành bức tranh toàn cảnh.

Kết quả chúng ta có được hình ảnh về một cấu trúc vòng tròn, giống như chiếc nhẫn mà Albert Einstein đã dự đoán từ hơn một thế kỷ trước trong lý thuyết tương đối rộng của ông.

Trên thực tế, tấm hình hố đen được công bố không phải là tấm duy nhất được chụp mà là tấm tổng hòa từ nhiều bức ảnh khác nhau được thuật toán ghép lại.

Các đồng nghiệp đều đánh giá rất cao đóng góp của Katie Bouman. Nói như Vincent Fish, khoa học gia tại đài thiên văn Haystack của MIT, thì Bouman đã có đóng góp đáng kể cho dự án chụp ảnh lỗ đen.

"Không ai trong chúng tôi có thể làm điều đó một mình", Bouman cho biết. "Thành quả có được là nhờ công sức của tất cả mọi người".

TTO - Kính viễn vọng The Event Horizon (EHT), một hệ kính có kích cỡ của một hành tinh gồm 8 kính viễn vọng vô tuyến trên mặt đất được kết hợp thông qua các hợp tác quốc tế để chụp ảnh trực tiếp một lỗ đen.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar