15/07/2019 10:00 GMT+7

Người Nhật ở Việt Nam nói gì về món Natto phòng đột quỵ?

P.Q.
P.Q.

Ông Kawaguchi xa xứ gần 25 năm vẫn giữ thói quen ăn Natto mỗi ngày, quảng bá món ăn phòng bệnh tim mạch tới bạn bè Việt Nam.

Người Nhật ở Việt Nam nói gì về món Natto phòng đột quỵ? - Ảnh 1.

Ông Kawaguchi rất đỗi tự hào khi giới thiệu Natto cho bất cứ ai muốn thử

"Hạt đậu thần", "Hạt đậu nhỏ, lợi ích lớn"... là cách ông Kawaguchi (45 tuổi) - Giám đốc công ty Orient Five Basic Elements nói về món Natto truyền thống có lịch sử nghìn năm. Mỹ thực có màu nâu, bùi, ngậy, nhớt dính và hương vị giống phô mai. 25 năm sinh sống tại Việt Nam, vị doanh nhân vẫn giữ thói quen cùng gia đình ăn Natto mỗi ngày như hồi còn ở Nhật.

Natto được làm từ những hạt đậu tương, lên men tự nhiên bằng lợi khuẩn Bacillus, ủ chín ở 40 độ C trong 24 tiếng. Món ăn giàu giá trị dinh dưỡng, hàm lượng cao protein, canxi, magie, vitamin, folate, choline, omega... và rất tốt cho hệ tiêu hóa. 

Thời phong kiến, Natto cung cấp nguồn protein quan trọng cho người Nhật, khi mà các thiên hoàng ban lệnh cấm toàn dân ăn thịt từ thế kỷ thứ 7 đến năm 1872.

Đặc biệt, Natto còn chứa enzym nattokinase có công dụng ngừa bệnh tim mạch. Năm 1980, Tiến sĩ Sumi Hiroyuki, nhà vi sinh lỗi lạc của Nhật Bản đã phát hiện enzym này có khả năng phân hủy tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu) hữu hiệu gấp 4 lần plasmin (enzym làm tan máu đông). Nattokinase lọc sạch máu, nên cải thiện tuần hoàn não, giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Có ít nhất 17 nghiên cứu trên thế giới về công dụng làm tan cục máu đông, phòng đột quỵ của Natto. Chính niềm tự hào lịch sử nghìn năm của món ăn, cùng những bằng chứng nghiên cứu của giới khoa học quốc tế, nên nhiều người Nhật xa xứ rất đỗi tự hào khi quảng bá mỹ thực này.

"Tôi ăn Natto hầu như mỗi ngày, thậm chí tặng cho nhân viên. Tôi cũng nhập khẩu Natto, trước hết để phục vụ gia đình, sau là phân phối đến các nhà hàng Nhật nhằm quảng bá món mỹ thực nổi tiếng của quê hương đến các thực khách Việt. Món ăn này tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ phòng bệnh đột quỵ", ông Kawaguchi cho biết.

Người Nhật ở Việt Nam nói gì về món Natto phòng đột quỵ? - Ảnh 2.

Natto cũng nằm trong chế độ thực dưỡng phòng đột quỵ của nhiều người Nhật thành đạt ngoài tuổi 40. Ông H.Abe - Phó chủ tịch một công ty Nhật Bản tại Việt Nam vốn bị huyết áp cao, công việc lại căng thẳng và bận rộn đến mức 10 năm nay chưa từng nghỉ hết phép. Để đối phó với áp lực sự nghiệp, H.Abe chọn cách ăn Natto mỗi ngày.

"Tôi rất sợ đột quỵ, tôi có gia đình và muốn sống khỏe mạnh bên họ. Không may tôi lại bị huyết áp cao, yếu tố hàng đầu gây đột quỵ, vậy nên tôi luôn cố gắng ăn Natto trong mọi bữa tối. Ở Nhật Bản, mọi người mách nhau ăn Natto vào buổi tối rất hiệu quả để cải thiện lưu thông máu. Đặc biệt, ăn Natto lạnh với xà lách, cỏ biển... sẽ nhiều dưỡng chất hơn là hâm nóng lên", ông H.Abe chia sẻ.

Để đánh giá chất lượng món ăn, ông H.Abe thường dùng đũa gắp một miếng Natto lên, nếu sợi nhớt càng dài, chứng tỏ càng nhiều enzym nattokinase. Vị doanh nhân cũng mách nước, ăn Natto với nước tương hoặc súp "tsuyu-no-moto" sẽ ngon miệng hơn nhiều.

Trong khi đó, Kawaguchi thường ăn Natto chung với kimchi để nâng cao giá trị dinh dưỡng món ăn. Ngoài ra, ông còn cầu kỳ trộn với cá khô nhỏ, mè, rong biển và ăn kèm cơm trắng.

Yuji Toriumi, chuyên gia một công ty truyền thông có trụ sở ở Tokyo và chi nhánh ở Việt Nam, vẫn thích ăn Natto theo cách đặc trưng của người Nhật hơn. Cả gia đình ông vẫn thường sum họp bên nhau, ăn Natto trộn cơm sôi, trứng gà sống, cho thêm nước tương và mù tạt Nhật.

* Kiểm tra nguy cơ đột quỵ tuổi 40 tại đây. Trắc nghiệm do TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Thần kinh Can thiệp TP.HCM tư vấn.

1

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe "NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; làm tan cục máu đông trong lòng mạch, tăng tuần hoàn máu; phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường).

Sản phẩm của: Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis. Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00587/2018/ATTP - XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

P.Q.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar