07/04/2025 05:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người Mỹ xuống đường phản đối ông Trump

Ngày 5-4 (giờ địa phương), hàng trăm ngàn người Mỹ đã xuống đường trên toàn quốc để phản đối Tổng thống Donald Trump - người chỉ mới nhậm chức chưa được 100 ngày.

ông Trump  - Ảnh 1.

Người biểu tình tại Los Angeles (California) vào ngày 5-4 (giờ Mỹ) - Ảnh: REUTERS

Với bất kỳ tổng thống Mỹ nào, 100 ngày đầu tiên thường là quãng thời gian "trăng mật" với tỉ lệ ủng hộ cao, các chính sách nhận được phản ứng tích cực. Nhưng với ông Trump, mọi thứ đang diễn ra ngược lại.

"Đừng động vào"

Khi người Mỹ không thích điều gì, họ sẽ biểu tình, tất nhiên phải xin phép và được chấp thuận. Các cuộc biểu tình dưới danh nghĩa chung "Hands Off!" (tạm dịch "Đừng động vào" hoặc "Tránh xa ra") đã được tổ chức tại hơn 1.200 địa điểm ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ trong ngày 5-4. Họ chỉ trích hành động của Tổng thống Donald Trump và tỉ phú Elon Musk khi cắt giảm nhân sự của chính phủ liên bang, siết chặt nhập cư, đóng cửa nhiều cơ quan an sinh xã hội.

Ở bờ tây nước Mỹ, dưới bóng tòa tháp Space Needle mang tính biểu tượng của TP Seattle (bang Washington), những người biểu tình cầm các tấm biển có khẩu hiệu như "Đấu tranh chống lại chế độ đầu sỏ". 

Tại thủ đô Washington D.C, người biểu tình đã sử dụng những khẩu hiệu như "Hãy chống lại như chống lại Đức quốc xã năm 1938" và "Chủ nghĩa phát xít vẫn tồn tại và đang hiện diện trong Nhà Trắng".

Kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 1, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra phản đối các chính sách của chính quyền ông. Đợt biểu tình ngày 5-4 được xem là lớn và lan rộng nhất cho đến nay trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump. 

Đứng sau cuộc biểu tình này là khoảng 150 nhóm dân sự bao gồm các tổ chức dân quyền, công đoàn lao động, những người ủng hộ LBGTQ+, cựu chiến binh và các nhà hoạt động bầu cử.

"Có rất nhiều vấn đề - bà Kelley Laird, người tham dự cuộc biểu tình ở Washington D.C, nói với Đài CNN - Họ đang nhắm đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nghệ thuật, báo chí". Theo anh Archer Moran, người tham gia biểu tình gần sân golf của ông Trump tại bang Florida, danh sách những thứ ông Trump cần tránh xa "rất dài". 

"Thật đáng kinh ngạc khi những cuộc biểu tình này bùng nổ sớm như vậy kể từ khi ông ấy nhậm chức", anh nói.

Áp lực lên chính quyền

Tại một số sự kiện, nhiều nhân vật đã xuất hiện diễn thuyết và truyền cảm hứng với hy vọng khuyến khích những người Mỹ khác đang vỡ mộng về các chính sách của ông Trump tham gia các cuộc biểu tình tương lai. 

Đó là dấu hiệu cho thấy một nhóm nhỏ phản đối ông Trump đang cố gắng vận động người dân biến những cuộc biểu tình thành phong trào dài hơi. Một số đảng viên Dân chủ tại Quốc hội dự đoán cuộc biểu tình sẽ dẫn đến một chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm tới.

"Chúng tôi muốn gửi tín hiệu đến tất cả những người và tổ chức đã thể hiện sự phục tùng trước ông Trump rằng có một phong trào công chúng đông đảo sẵn sàng đứng lên và ngăn chặn điều này" - bà Leah Greenberg, giám đốc điều hành của Tổ chức Indivisible, cho biết. Trước đó đã có chỉ trích nhắm vào các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội, cáo buộc họ làm ngơ với các chính sách của ông Trump.

"Nếu các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta đứng lên, chúng tôi sẽ ủng hộ họ. Chúng tôi muốn họ đứng lên và bảo vệ các chuẩn mực của nền dân chủ, muốn họ thấy rằng có những người ngoài kia sẵn sàng làm điều đó. 

Mục tiêu của việc này là xây dựng một thông điệp", bà Greenberg nhấn mạnh. Vấn đề đặt ra là liệu những hoạt động biểu tình này sẽ kéo dài trong bao lâu và có thể dẫn đến điều gì - một sự thay đổi trong cách tiếp cận của chính quyền ông Trump hay sự thoái lui của các nhân vật bị công chúng nhắm tới.

Khi được báo Guardian hỏi liệu các cuộc biểu tình có đủ để ngăn chặn ông Trump hay không, ông Robert Weissman, đồng chủ tịch của Tổ chức Public Citizen, khẳng định: "Đây không phải sự kiện nhất thời mà phải là hiện tượng bền vững. Đã có nhiều lời chỉ trích nhắm vào Đảng Dân chủ vì không đứng lên tại Quốc hội, vì vậy sự kiện như thế này sẽ khiến họ cứng rắn hơn".

Phản ứng trước đợt biểu tình, Nhà Trắng khẳng định trong một tuyên bố như sau: "Quan điểm của Tổng thống Trump rất rõ ràng, rằng ông sẽ luôn bảo vệ an sinh xã hội, các chương trình Medicare và Medicaid cho những người thụ hưởng đủ điều kiện. 

Trong khi đó, lập trường của Đảng Dân chủ là trao các quyền lợi an sinh xã hội, Medicaid và Medicare cho những người nhập cư bất hợp pháp. Điều này sẽ làm phá sản các chương trình đó và nghiền nát người cao tuổi ở Mỹ".

Không chỉ tại Mỹ, những cuộc biểu tình "Hands Off!" còn diễn ra ở châu Âu. Hàng trăm người xuống đường tại Đức vào ngày 5-4, sau khi ông Trump công bố thuế đối ứng lên các nền kinh tế.

Tại TP Frankfurt, cuộc biểu tình được tổ chức bởi Democrats Abroad - tổ chức chính thức của Đảng Dân chủ cho công dân Mỹ ở nước ngoài. Tại Berlin, người biểu tình tập trung trước showroom của Tesla và giơ cao biểu ngữ kêu gọi "chấm dứt tình trạng hỗn loạn" trong nước.

Nghị sĩ Đảng Dân chủ thúc đẩy luận tội ông Trump

Dân biểu (hạ nghị sĩ) Al Green của Đảng Dân chủ tuyên bố sẽ trình các điều khoản luận tội ông Trump "trong 30 ngày tới", cho rằng đương kim tổng thống Mỹ không xứng với chức vụ này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý 'ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức' sau ngày thứ tư hai nước tấn công vào các cơ sở quân sự của nhau.

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Ngày 10-5, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức và Ba Lan đã nhất trí sẽ kêu gọi Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày với Ukraine, bắt đầu từ ngày 12-5.

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Ngày 10-5, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ cảnh sát địa phương cho biết chính quyền Taliban vừa bắt giữ 14 người ở miền bắc Afghanistan vì chơi nhạc cụ và ca hát, những hoạt động bị Taliban hạn chế.

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Hãng tin Reuters tường thuật Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã bắt đầu cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva, Thụy Sĩ vào đầu ngày 10-5 theo giờ địa phương.

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar