29/01/2022 10:41 GMT+7

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh

PHƯỚC TUẦN - NHẬT LINH - NGUYỄN KHÁNH
PHƯỚC TUẦN - NHẬT LINH - NGUYỄN KHÁNH

TTO - Sáng 29-1, hàng nghìn tăng ni, phật tử ở Huế và khắp 4 phương đã đến Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế) từ rất sớm để hành lễ lần cuối trước di thể của cố đại lão hòa thượng - thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 1.

Kim quan của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi qua khu vườn cây tại Tổ đình Từ Hiếu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Từ 4h sáng, hàng nghìn tăng ni, phật tử đã đến chùa Từ Hiếu để tiếp tục thực hiện nghi thức tâm tang.

Đúng 6h, lễ di quan bắt đầu. Kim quan của thiền sư Thích Nhất Hạnh được di chuyển chầm chậm từ Thiền đường Trăng Rằm đi ngang cổng chùa Từ Hiếu - nơi mà cách đây hơn 80 năm trước ngài xuất gia, bắt đầu hành trình hoằng pháp lợi sanh.

Theo sau kim quan là đoàn người chầm chậm bước tiễn thiền sư lên xe kết hoa trắng đến nơi hỏa táng trong im lặng.

Địa điểm đặt nơi hỏa táng của thiền sư Thích Nhất Hạnh nằm ở công viên nghĩa trang vĩnh hằng Vườn địa đàng (xã Thủy Bằng, TP Huế). Lò hỏa táng di thể cố hòa thượng được thiết kế thủ công và do nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Sính xây dựng.

Đúng 9h sáng, cỗ kim quan của thiền sư Thích Nhất Hạnh được đưa vào lò hỏa táng trong tiếng kinh cầu phật của tăng ni, phật tử muôn phương.

Theo di nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau lễ hỏa táng, xá lợi của thiền sư sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới.

Vào sáng 30-1 (tức 28 âm lịch), xá lợi của thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được rước về các điểm đặt di cốt theo ý nguyện của thiền sư.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh ngày 11-10-1926, quê quán ở làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Tên khai sinh là Nguyễn Đình Lang, sau này khi làm lại khai sinh tại Đà Lạt thì đổi tên thành Nguyễn Xuân Bảo.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào sáng 22-1 tại chùa Từ Hiếu, TP Huế - nơi ông xuất gia tu tập từ nhỏ. Ông là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới, một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân cho thế kỷ XXI.

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 2.

Hàng nghìn tăng ni, phật tử ở Huế và khắp bốn phương đã đến Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế) để tiễn thiền sư Thích Nhất Hạnh về nơi hóa thân - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 3.

Theo sau kim quan là đoàn người chầm chậm bước tiễn sư ông lên xe kết hoa trắng đến nơi hỏa táng trong im lặng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 4.

Các tăng ni phật tử làm lễ Cung tiễn và Phát hành tại Tổ đình Từ Hiếu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 5.

Các tăng ni làm lễ cung tuyên tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 6.

Ý áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh được rước cùng với kim Quan - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 7.

Các tăng ni đi thành hàng dài phía sau kim quan của thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 8.

Kim quan của thiền sư Thích Nhất Hạnh được rước qua cổng tam quan của Tổ đình Từ Hiếu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 9.

Các phật tử đứng hai bên đường để tưởng nhớ tới thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 10.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sinh năm 1926, tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông xuất gia tại chùa Từ Hiếu năm 16 tuổi. Đến nay, ông là tổ đời thứ 8 của môn phái Từ Hiếu, đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế. Năm 40 tuổi, ông rời Việt Nam, sáng lập dòng tu Tiếp Hiện và thiết lập các trung tâm thực hành, thiền viện khắp thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne miền Nam nước Pháp. Ông du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền. - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 11.

Kim quan của thiền sư Thích Nhất Hạnh được rước qua cổng Tổ đình Từ Hiếu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 12.

Một nhà sư cúi đầu trước kim quan của thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 13.

Các bậc cao tăng làm lễ Trà Tỳ Kim Quan thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 14.

Một sư cô bật khóc tại lễ Trà Tỳ thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 15.

Kim quan của thiền sư Thích Nhất Hạnh được hỏa táng tại công viên Vĩnh Hằng - Vườn Địa Đàng (Huế) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Người Huế lặng im tiễn biệt thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 16.

Một phật tử cầm trên tay bông hoa cúc đại đoá, loài hoa mà khi sinh thời thiền sư Thích Nhất Hạnh rất yêu thích - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Hành trình hoằng pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua ảnh

TTO - Tuổi Trẻ Online chọn lọc, giới thiệu một số hình ảnh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua ảnh từ nguồn ảnh trên website langmai.org, fanpage Làng Mai, fanpage Thich Nhat Hanh và của phóng viên Tuổi Trẻ...

PHƯỚC TUẦN - NHẬT LINH - NGUYỄN KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar