26/02/2025 11:38 GMT+7

Người góp công lớn đổi mới sử học

Giáo sư Đinh Xuân Lâm được biết đến rộng rãi trong và ngoài nước như là một trong 'tứ trụ' của nền sử học Việt Nam hiện đại, người góp phần xây dựng trường phái sử học tổng hợp.

Người góp công lớn đổi mới sử học - Ảnh 1.

Một số tác phẩm của GS Đinh Xuân Lâm - Ảnh: BTC

Các chuyên gia, nhà sử học hàng đầu cùng ngồi lại ghi nhận những đóng góp to lớn của GS Đinh Xuân Lâm (1925 - 2017) với nền sử học nước nhà tại tọa đàm do Trường Đại học LKhoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức vào ngày 25-2.

Người đưa cái nhìn mới về Hồ Chí Minh

GS.TS Nguyễn Văn Khánh cho biết GS Đinh Xuân Lâm còn được ghi nhận ở các nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ các hoạt động bí mật ở nước ngoài đến tư tưởng độc lập dân tộc và bao trùm hơn cả là anh hùng giải phóng dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới.

PGS Đinh Quang Hải nói ngay từ những năm 1990, những nghiên cứu của GS Đinh Xuân Lâm đã mang tầm nhìn khái quát khi xem xét công lao và những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trong phạm vi của Việt Nam mà còn cả trong tiến trình của phong trào cách mạng thế giới.

Điều đó giúp người đọc vừa có thể hiểu được đầy đủ và toàn diện hơn về tầm vóc vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam, vừa hiểu rõ những ảnh hưởng to lớn của Người với tư cách một danh nhân văn hóa với phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa trên thế giới.

Tháo nút thắt trong nghiên cứu sử học

GS.TS Hoàng Anh Tuấn nhận định GS Đinh Xuân Lâm đã để lại một di sản thật đồ sộ với hơn 500 nghiên cứu đã công bố, bao trùm nhiều vấn đề của khoa học lịch sử, đặc biệt là lịch sử Việt Nam cận đại (từ khi thực dân Pháp xâm lược đến Cách mạng Tháng 8 thành công) và hàng nghìn học trò thành danh.

Nhưng nổi bật nhất chính là những đóng góp đổi mới sử học.

Người góp công lớn đổi mới sử học - Ảnh 2.

GS Đinh Xuân Lâm - Ảnh: NGÔ VƯƠNG ANH

GS.TS Nguyễn Văn Khánh cho biết với các nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật đang tồn nghi như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, hoặc có những ý kiến trái chiều như Phan Thanh Giản, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, các nghiên cứu của GS Đinh Xuân Lâm khai thác tư liệu, nhất là tư liệu mới, đồng thời sử dụng phương pháp tiếp cận đa chiều, đặt trong bối cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể để phân tích.

Từ đó rút ra những nhận xét toàn diện, khách quan, giàu sức thuyết phục và gỡ những điểm rối, những "nút thắt" trong nghiên cứu sử học, góp phần đưa đến nhận thức khoa học phù hợp và tiệm cận với thực tế lịch sử.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đỗ Bang nói những nhân vật cận đại như Nguyễn Văn Tường chắc tới nay chưa ai nghiên cứu vượt qua GS Đinh Xuân Lâm.

Ông kể trước đó sử chính thống nói Nguyễn Văn Tường rời bỏ cuộc kháng chiến chống Pháp, chỉ có Tôn Thất Thuyết mới yêu nước.

Nhưng qua nghiên cứu những sử liệu mới tìm thấy, GS Đinh Xuân Lâm khẳng định Nguyễn Văn Tường không đi theo vua Hàm Nghi không phải là rời bỏ kháng chiến mà tuân lệnh chỉ của thái hậu Từ Dũ và vua Hàm Nghi tìm cách bảo vệ những di sản kinh thành Huế...

Qua nhiều hội thảo và bài viết, GS Đinh Xuân Lâm đã giúp khôi phục thanh danh Nguyễn Văn Tường. Khu lưu niệm Nguyễn Văn Tường bao gồm lăng mộ và đền thờ được công nhận di tích cấp tỉnh, Quảng Trị đặt tên ông cho một con đường bên sông Hiếu ở TP Đông Hà.

PGS.TS Đinh Quang Hải nói những nhận định, đánh giá về triều Nguyễn như "tối phản động", "cõng rắn cắn gà nhà" thịnh hành từ những năm 1950 - 1970 thì đến nay hầu như không còn nữa.

Thay vào đó, giới nghiên cứu nhìn nhận bên cạnh những hạn chế, sai lầm, "tội lỗi", triều Nguyễn còn có những đóng góp với lịch sử dân tộc trong việc mở mang thống nhất bờ cõi cũng như với văn hóa nước nhà. Điều này nhờ vào sự đổi mới sử học từ những năm 1990 mà GS Đinh Xuân Lâm góp công lớn.

GS Đinh Xuân Lâm được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất (2006), Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2016) và truy tặng Giải thưởng nhà nước về với công trình Phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam.

Nhớ GS Đinh Xuân Lâm, một trong 'tứ trụ' của sử Việt

TTO - Tối 26-1, Giáo sư, nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử VN, một trong những “tứ trụ sử Việt”, có bài viết gửi Tuổi Trẻ, chia sẻ niềm thương nhớ GS Đinh Xuân Lâm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar