31/01/2020 19:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người gốc Việt bị kỳ thị ở châu Âu vì virus từ Trung Quốc

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Không ít người dân châu Âu đang đánh đồng tất cả những người da vàng là người Trung Quốc và kỳ thị họ như thể tất cả đang mang trong người virus corona. Nhiều người Việt ở Pháp đã phải nhận những lời khó nghe là vì thế.

Người gốc Việt bị kỳ thị ở châu Âu vì virus từ Trung Quốc - Ảnh 1.

Trang bìa của tờ Le Courier Picard với những dòng kỳ thị người da vàng vì dịch virus corona - Ảnh: TWITTER

Le Courier Picard, một tờ báo của Pháp, đã gây sốc khi đăng bức ảnh một người phụ nữ gốc Á đeo khẩu trang kèm theo dòng chữ "dịch bệnh da vàng" và "cảnh báo da vàng".

Chủ bút sau đó phải lên tiếng xin lỗi nhưng vô ích vì cây đinh đã đóng vào cột khi rút ra vẫn còn lại những lỗ sâu hoắm.

Người gốc Việt bị kỳ thị ở châu Âu

"Cẩn thận, con nhỏ người Trung Quốc đó đang tiến lại gần mình", chị Cathy Tran - một người Pháp gốc Việt - vẫn còn nhớ như in những gì người ta thì thầm khi thấy chị ở thị trấn Colmar của nước Pháp.

"Lúc tôi đi làm về, một người đàn ông chạy xe máy còn tạt ngang tôi rồi lên giọng nhắc rằng tôi nên có một cái khẩu trang trên mặt".

Cô Shana Cheng, một người Pháp gốc Việt và Campuchia đang sống ở Paris, cũng rơi vào tình cảnh như thế. Cô nghe rõ mồn một những lời thóa mạ mình ngay trên xe buýt.

"Con nhỏ đó người Trung Quốc đó. Nó sẽ lây bệnh cho chúng ta mất. Lẽ ra nó nên biến về nước", Shana ấm ức kể lại với đài BBC, "họ nhìn tôi như thể tôi là virus corona vậy".

Một sinh viên Việt Nam ở Pháp chia sẻ nạn kỳ thị, phân biệt người da vàng đã tăng vọt không chỉ ở Pháp mà còn nhiều nước châu Âu khác như Đức, Anh và Ý sau khi dịch viêm phổi do virus corona bùng phát.

Dù Ý chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào dương tính với virus corona, sự kỳ thị da vàng đang tăng cấp theo từng ngày.

Các du khách da vàng bị cho là người Trung Quốc đã bị dân địa phương nhổ nước miếng khinh bỉ ở Venice, một gia đình bị cả khu phố ở Torino (Ý) cô lập chỉ vì màu da trong lúc những bà mẹ Ý dặn con mình hãy tránh xa những bạn da vàng trong lớp.

Và mới đây nhất, một du thuyền chở 7.000 người bị từ chối cập cảng Ý, phải lênh đênh trên biển sau khi một cặp vợ chồng người Trung Quốc nghi nhiễm bệnh được phát hiện.

Người gốc Việt bị kỳ thị ở châu Âu vì virus từ Trung Quốc - Ảnh 2.

Một người Trung Quốc ở Pháp đăng tấm hình này với dòng chữ "Tôi không phải là virus" lên mạng xã hội Twitter đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người gốc Á khác - Ảnh: TWITTER

Phân biệt chủng tộc không giúp bạn phòng bệnh

Trong lúc người da trắng kỳ thị tất cả người da vàng thì ở châu Á, tâm lý bài Hoa có thể bắt gặp ở nhiều nước.

Những lời chế nhạo cách ăn uống của người Trung Quốc đầy rẫy trên mạng xã hội, chẳng hạn "người Trung Quốc ăn bất cứ thứ gì có 4 chân - ngoại trừ cái bàn và họ ăn tất cả những gì bay được - ngoại trừ máy bay".

Thậm chí, có người còn trấn an theo kiểu "đừng lo lắng, virus corona sẽ không sống lâu bởi vì nó được Made in China".

Tại Singapore, một kiến nghị cấm cửa du khách Trung Quốc trên trang Change.org đã thu thập được hơn 118.000 chữ ký chỉ sau 3 ngày.

"Chúng ta không phải là bọn ăn thịt chuột hay thịt dơi nên đừng bắt người dân chúng ta chiến đấu với bệnh tật vì thói quen ăn uống của chúng", một người dân Singapore tỏ ra bức xúc.

Tại Nhật Bản, một cửa hiệu treo bảng ghi hàng chữ: "Cấm người Trung Quốc. Tôi không muốn bị lây nhiễm virus" đã khiến giới chức ngành du lịch nước này phải lên tiếng xin lỗi.

Ở Malaysia, nhiều người tỏ ra hả hê trước dịch bệnh ở Trung Quốc và nói rằng người Trung Quốc đang bị quả báo vì đã đối xử tàn nhẫn với người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo ở Tân Cương.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 31-1 đã phát cảnh báo toàn cầu về dịch viêm phổi do virus corona chủng mới, đồng nghĩa mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có cùng nguy cơ bùng phát dịch.

Các chuyên gia hàng đầu của WHO trước đó cũng xác nhận loại virus corona chủng mới này có thể lây từ người sang người. Nghĩa là một người da trắng đã nhiễm bệnh vẫn có thể lây cho người da trắng khác. Không phải người da vàng nào cũng là người Trung Quốc và không phải ai cũng mang trên người virus corona.

Sự đề phòng của những người khỏe mạnh là điều dễ hiểu nhưng việc kỳ thị người da vàng, lôi sự khác biệt văn hóa ẩm thực và cả những vấn đề chính trị để nói rằng người Trung Quốc nói riêng và người gốc Á nói chung đáng bị như vậy thật sự không thể chấp nhận được.

Những người đã mắc bệnh nên được xem là một nạn nhân vô tội cần được cứu chữa, không phải là một mối đe dọa với xã hội bởi chẳng ai muốn mang trên người căn bệnh chưa có vắcxin điều trị.

Tôi bị kẹt trên du thuyền Ý vì vợ chồng Trung Quốc nghi nhiễm corona

TTO - Nhà báo Danh Đức là một trong hàng ngàn hành khách trên du thuyền châu Âu Costa Smeralda không được phép xuống bờ vì có một hành khách nữ người Macau (Trung Quốc) nghi nhiễm virus corona.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar