30/07/2020 12:36 GMT+7

Người giàu và người nghèo, ai ngủ ngon hơn?

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã nghiên cứu 140.000 người để đi tìm lời giải cho câu hỏi: người giàu và người nghèo, ai ngủ ngon hơn?

Người giàu và người nghèo, ai ngủ ngon hơn? - Ảnh 1.

Những người có thu nhập gấp 400% ngưỡng nghèo, tỉ lệ lao động ngủ đủ giấc lên đến gần 70% - Ảnh: GETTY IMAGES

Trong 4 năm,CDC khảo sát gần 140.000 người Mỹ trưởng thành để xem xét mối quan hệ giữa giấc ngủ và điều kiện tài chính.

Kết quả, nhóm nhận thấy chưa tới 55% người trưởng thành ở Mỹ sống dưới ngưỡng nghèo ngủ đủ giấc (từ 7 đến 8 giờ). Theo CNN, ngưỡng nghèo tương đương mức thu nhập hàng năm 11.670 USD với một người và khoảng 23.850 USD với hộ gia đình bốn người.

Nhóm cũng nhận thấy người thu nhập càng cao thì tỉ lệ ngủ đủ giấc cũng cao theo. Cụ thể, 2/3 người có thu nhập trên ngưỡng trung bình (khoảng 94.000 USD cho gia đình 4 thành viên) ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Với những người có thu nhập gấp 400% ngưỡng nghèo, tỉ lệ ngủ đủ giấc lên đến gần 70%.

Một nghiên cứu khác vào năm 2014 được trang Washington Post trích dẫn cho thấy có đến hơn 1/3 lao động Mỹ ngủ ít hơn 7 tiếng/ngày, đặc biệt là những ngày trong tuần. 

Khảo sát này thực hiện trên 125.000 người Mỹ trưởng thành, nhận thấy hầu hết lao động nước này thường bớt 1,5 - 2 tiếng ngủ mỗi ngày để làm thêm việc. Đặc biệt, 61% lao động có hơn một công việc sẽ ngủ ít hơn 5 tiếng một ngày.

Người giàu và người nghèo, ai ngủ ngon hơn? - Ảnh 2.

Theo nhiều chuyên gia, người giàu có các điều kiện để ngủ ngon hơn - Ảnh: GETTY IMAGES

Nhà dịch tễ học Lindsey Black từ CDC nhấn mạnh chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người trên mọi lĩnh vực. Ngủ ít hoặc khó ngủ liên quan đến nhiều căn bệnh như tiểu đường hay tim mạch.

CDC cũng ghi nhận khoảng 80.000 vụ tai nạn giao thông ở Mỹ là do tài xế thiếu ngủ, trong đó có 1.000 vụ nghiêm trọng.

Theo bác sĩ Neil Kline từ Hiệp hội giấc ngủ Mỹ, những người thu nhập tốt có nhiều điều kiện hơn để chăm sóc giấc ngủ. 

Chẳng hạn, họ mua được những ngôi nhà yên tĩnh hơn, nhiều không gian hơn, cách âm tốt hơn. Họ sẵn sàng bỏ tiền chăm chút các vấn đề sức khỏe tinh thần, điều trị sớm các bệnh mất hay khó ngủ…

COVID-19 đến, chất lượng giấc ngủ giảm?

Các nhà khoa học cho rằng chất lượng giấc ngủ giảm nghiêm trọng trong thời gian giãn cách xã hội vì COVID-19. Nghiên cứu trên của Đại học Basel (Thụy Sĩ) thực hiện trên 500 người từ ngày 23-3 đến 26-4, thời gian cao điểm dịch bệnh tại châu Âu.

Nhà thần kinh học Christine Blume - từ Đại học Basel, trưởng nhóm nghiên cứu - lý giải, giãn cách xã hội giảm đi các kết nối, hoạt động giữa con người với bạn bè, gia đình, lại được làm việc và học tập tại nhà, nên thời gian ngủ "dư" quá nhiều so với thông thường.

"Ngủ quá giấc cũng là dấu hiệu chất lượng giấc ngủ kém đi. Giấc ngủ trong thời gian dịch bệnh còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nhiều suy nghĩ, lo lắng về tình hình sức khỏe và kinh tế trong mùa COVID-19", Christine Blume nói.

6 lời khuyên giúp bạn có được giấc ngủ ngon

Không có gì lạ khi giấc ngủ chất lượng đôi khi khó có được vì bạn không thể kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar