17/01/2023 13:58 GMT+7

Người dân TP.HCM chuộng phom áo dài Tết cổ điển

Những ngày này, các nhà may áo dài trên địa bàn TP.HCM đang tất bật hoàn tất đơn hàng cho khách đặt may áo dài Tết du xuân Quý Mão 2023.

Người dân TP.HCM chuộng phom áo dài Tết cổ điển - Ảnh 1.

Thợ may Nguyễn Thị Mỹ Dung đo, cắt vải may áo dài Tết - Ảnh: NVCC

Các nhà may cho biết, số lượng khách đặt may áo dài Tết tăng hơn so với những năm trước.

Chuộng áo dài Tết phom dáng cổ điển

Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung - nhà may Áo dài Dung Nguyễn trên đường Võ Văn Kiệt, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM - cho biết số lượng khách đặt may áo dài Tết tăng hơn các năm trước. 

Chỉ riêng dịp Tết năm nay chị nhận hơn 300 đơn hàng may áo dài.

Về kiểu dáng, đa phần khách đặt may theo phom dáng truyền thống. Khách đặt may áo dài cách tân ít. Với áo dài cách tân, khách đặt may tà áo cao hơn 5 phân tính từ cổ chân, không quá ngắn như nhiều năm trước.

"Năm nay khách chuộng may áo dài có hoa văn cổ điển, màu sắc cũng mang hơi hướng cổ điển. Chỉ một số ít khách chọn màu tươi như màu vàng của hoa mai, màu hồng của hoa đào hay màu đỏ.

Điều đáng chú ý, có đến 80% khách chọn may vải gấm. Bởi vải gấm ngày nay có thể co giãn, mát hơn nên nhiều người chọn" - chị Mỹ Dung nói với Tuổi Trẻ Online.

Vải gấm "lên ngôi" trên áo dài Tết 2023

Đại diện nhà may áo dài Hồng Khoa trên đường Ba Đình, phường 10, quận 8, TP.HCM cho biết khách đến nhà may cũng đông hơn mọi năm. Khách hàng chuộng vải gấm và vải trơn.

Năm nay, khách yêu cầu may theo kiểu áo dài truyền thống đơn giản, thậm chí không may cổ thuyền. Khách chọn mặc quần ống rộng, không chọn mặc váy kết hợp cùng áo dài như những năm trước.

Để sở hữu một bộ áo dài mặc Tết (gồm áo với chất liệu gấm, quần chất liệu lụa), khách hàng chi khoảng 800.000 đồng bao gồm tiền vải và công may.

Người dân TP.HCM chuộng phom áo dài Tết cổ điển - Ảnh 4.

Các bạn trẻ diện áo dài chụp hình lưu niệm tại Lễ hội Tết Việt - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Tuy nhiên, theo quan sát của Tuổi Trẻ Online tại các điểm vui xuân, du khách diện áo dài cách tân có phần nhiều hơn áo dài truyền thống.

Chị Nguyễn Ngọc Thanh (quận 10, TP.HCM) cho biết dịp Tết chị hay chọn mua áo dài may sẵn bán trên mạng vì có nhiều mẫu, giá thành lại rẻ. Chị quan điểm, áo dài chỉ mặc chụp hình dịp Tết nên may sẽ tốn kém hơn. 

Một số bạn khác chọn thuê áo dài mặc chụp hình tại các sự kiện, để lưu lại những khoảnh khắc đầu xuân mới chỉ quan tâm đến màu sắc và kiểu dáng phù hợp mùa lễ hội. 

Người dân TP.HCM chuộng phom áo dài Tết cổ điển - Ảnh 5.

MC Quỳnh Hoa và ca sĩ Nam Cường diện thiết kế của nhà thiết kế Việt Hùng - Ảnh: Facebook MC Quỳnh Hoa

"Có thời thường xuyên tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Tết Việt 2023 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Hùng thấy du khách diện 70% áo dài cách tân, còn lại 30% diện áo dài truyền thống. 

Bản thân Hùng làm show diễn thời trang cũng vậy, bao giờ mẫu áo dài cách tân cũng nhiều hơn mẫu áo dài truyền thống" - nhà thiết kế Việt Hùng chia sẻ với Tuổi Trẻ Online

Trung Đinh lan tỏa hội họa trên lụa, quảng bá áo dài qua dự án 'Lụa hát trên vai'

Trong 10 năm qua, nghệ nhân Trung Đinh và các cộng sự thực hiện dự án cộng đồng ‘Lụa hát trên vai’ với mong muốn giới thiệu hội họa trên lụa, quảng bá áo dài và góp phần giúp các làng lụa có thể ‘sống’ tại nước mình và lan tỏa ra thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar