29/01/2019 14:52 GMT+7

Người đàn ông ngồi xe lăn 20 năm làm xe cho người cùng cảnh ngộ

HOÀNG ĐÔNG
HOÀNG ĐÔNG

TTO - 20 năm nay, ông Nguyễn Trung, người đàn ông khuyết tật ngồi xe lăn ở Kim Liên, Hà Nội vẫn hằng ngày miệt mài nghiên cứu, sửa chữa, lắp ráp xe giúp những người cùng cảnh ngộ.

Người đàn ông ngồi xe lăn 20 năm làm xe cho người cùng cảnh ngộ - Ảnh 1.

Căn phòng rộng gần 10m2, được ông dành riêng ra để có chỗ làm xưởng ngay tại nhà cho tiết kiệm chi phí - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Khác với những chiếc xe lăn bình thường, xe lăn của ông Trung trở thành một thương hiệu riêng bởi tính tiện ích của nó. 

Những chiếc xe lăn được ông cẩn thận chế tạo theo đặc điểm của từng người để họ có thể dễ di chuyển dễ dàng.

Tới thời điểm này, xưởng sản xuất của ông đã cho ra thị trường được hơn 300 chiếc xe lăn, giúp ích cho nhiều người khuyết tật ở khắp mọi nơi. Trong đó, không ít người do đường sá xa xôi, sức khỏe không cho phép đến tận nơi, chỉ cần chụp ảnh hoặc gọi điện miêu tả là ông có thể làm đúng theo yêu cầu.

Ông Trung bị bệnh bại liệt từ năm lên hai, được ba sắm cho chiếc xe lăn nhưng chiếc xe lăn nặng, hay bị hỏng khiến việc di chuyển rất khó khăn. 

"Ngày xưa kiếm được một chiếc xe lăn khó khăn lắm, vừa đắt vừa hiếm. Đã thế lại còn thường xuyên hỏng hóc và di chuyển nặng nề nên rất mệt mỏi mỗi khi sử dụng nhiều. Bởi vậy, tôi luôn mong muốn tự làm xe lăn cho mình và cho nhiều người khác như tôi để di chuyển thuận tiện hơn" - ông Trung tâm sự.

Năm 1997 chiếc xe lăn đầu tiên của ông được xuất xưởng sau bao thời gian mày mò nghiên cứu, thử nghiệm. 

Xe được làm bằng những nguyên liệu dễ kiếm như ống inox, bánh xe đạp, vải dù, với tay lái nhẹ, dễ điều khiển, dễ sửa chữa khi hỏng.

Tiếng lành đồn xa, chuyện về ông Trung ngồi xe lăn sản xuất xe lăn được nhiều người biết đến. Sau khi mọi người được tận mắt thấy ông di chuyển thuận tiện trên chính chiếc xe tự tay ông làm ra đã có người đến đặt hàng ông sản xuất.

Không chỉ làm mới, ông còn nhận sửa chữa xe lăn hỏng hóc cho rất nhiều người.

Ông tâm niệm vừa làm vừa giúp người cùng cảnh ngộ nên ít tính đến chuyện lỗ lãi, quan trọng là người dùng cảm thấy thuận tiện, thoải mái.

Những sản phẩm của ông ra đời thường không theo bất cứ khuôn mẫu nào cả, mỗi chiếc có một thiết kế riêng, công năng riêng sao cho người sử dụng xe được thuận tiện nhất.

Hơn ai hết ông cũng là người khuyết tật, mọi sinh hoạt đều gắn liền với chiếc xe lăn nên rất hiểu những khó khăn của những người không may mắn bị khuyết tật, không đi lại được.

Giờ dù đã 70 tuổi, nhưng hàng ngày trong căn xưởng nhỏ của mình ít khi nào người đàn ông ấy ngơi tay, lúc nào mày mò tìm cách cải tạo xe lăn giá rẻ cho người khuyết tật. Đó là nghị lực vươn lên, "tàn nhưng không phế".

Người đàn ông ngồi xe lăn 20 năm làm xe cho người cùng cảnh ngộ - Ảnh 2.

Từ khoan cắt, hàn xì, đến lắp ráp hoàn thiện sản phẩm đều một tay ông Trung làm - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG


Người đàn ông ngồi xe lăn 20 năm làm xe cho người cùng cảnh ngộ - Ảnh 3.

Mọi phụ tùng của chiếc xe đều được tháo ra để đánh cho sạch hoặc thay mới - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Người đàn ông ngồi xe lăn 20 năm làm xe cho người cùng cảnh ngộ - Ảnh 4.

Từng chi tiết dù rất nhỏ cũng được ông cẩn thận chăm chút. "Những linh kiện nào còn sử dụng được thì cố gắng lau chùi sạch sẽ để dùng lại cho khỏi lãng phí", ông chia sẻ - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Người đàn ông ngồi xe lăn 20 năm làm xe cho người cùng cảnh ngộ - Ảnh 5.

Căn xưởng nhỏ ngay tại nhà của ông - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Người đàn ông ngồi xe lăn 20 năm làm xe cho người cùng cảnh ngộ - Ảnh 6.

Để có được những chiếc xe lăn chất lượng mà giá thành không quá cao, ông Trung thường lên mạng tìm những chi tiết phụ tùng rồi gọi điện thoại đến các cửa hàng, hỏi về chất lượng cũng như giá cả để làm sao tiết kiệm nhất cho người sử dụng - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Người đàn ông ngồi xe lăn 20 năm làm xe cho người cùng cảnh ngộ - Ảnh 7.

Ông còn gắn cả động cơ điện cho chiếc xe tự chế tạo để tiết kiệm thời gian đi lại mua phụ tùng và giao hàng cho khách - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Người đàn ông ngồi xe lăn 20 năm làm xe cho người cùng cảnh ngộ - Ảnh 8.

Tổ ấm nhỏ nhắn của ông Trung sau những giờ làm việc - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG


HOÀNG ĐÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar