11/02/2012 02:17 GMT+7

Người đàn bà "điên" quét rác

NGUYỄN LOAN - NGỌC DIỆP
NGUYỄN LOAN - NGỌC DIỆP

TT - Bà cụ lưng đã còng gập xuống tới tận đầu gối, tinh thần lúc tỉnh lúc “không bình thường”. Nhưng ngày nào cũng vậy, bà vẫn kéo chổi dọc đường ở Ba Tháng Hai, từ Q.11 sang Q.10 (TP.HCM) để làm sạch phố phường. Bà tên Đặng Thị Mai, năm nay đã 72 tuổi.

Phóng to

Bà Mai cho rác vào bao, chuẩn bị đưa về nơi “tập kết” - Ảnh: Nguyễn Loan

Hằng ngày khi qua vòng xoay Dân Chủ (Q.10), người đi đường đã quá quen thuộc với hình ảnh một cụ bà thân hình nhỏ thó, gầy guộc, lưng còng gập xuống tận đầu gối đang quét dọn rác, khi thì kéo hai bao rác đầy băng qua đường. Khi được hỏi vì sao làm ở đây, bà trả lời gọn lỏn: “Quét cho sạch đường”.

Gặp bà Mai trong một buổi trưa Sài Gòn nắng gắt, mặt đường bốc hơi nóng lên hừng hực nhưng bà vẫn cặm cụi kéo bao rác tìm đến từng đống rác người ta vừa vứt ra lộn xộn trên mặt đường. Rồi lặng lẽ, bà lôi chổi, hốt rác cho tất cả vào bao, sau đó quét sạch mặc mùi đang bốc nồng nặc, mồ hôi nhễ nhại trên mặt mình. Tới hơn 12g, bà cụ mới chịu nghỉ tay vào một quán cơm gần đó, vừa ăn xong bà lại vội vã tiếp tục công việc buổi chiều của mình. Anh Dương Nhân Tuấn, chủ quán cơm, cho biết bà làm ở đây lâu rồi, ngày nào còn thấy bà làm là biết bà còn sống. Ít người biết tên tuổi, cũng chẳng ai thuê mướn hay trả công nhưng việc bà quét rác ở khu vực này chẳng còn xa lạ.

Khi trời bắt đầu tối, đường phố lên đèn là lúc bà cụ trở về nhà - một căn nhà cũ nát nép trong hẻm nhỏ trên đường Ba Tháng Hai trống huơ. Bà có sáu người con, nhưng năm người đã theo chồng, đi làm ăn thường xuyên vắng nhà. Bà Nguyễn Thị Tính, một người lớn tuổi ở khu phố này, cho biết bà Mai quê gốc ở Bình Định. Trước kia, như bao người khác bà cũng có cuộc sống bình thường, buôn bán ở quanh khu phố.

Nhưng cách đây khoảng 40 năm, trong khi đang ngủ bà nằm mơ thấy ác mộng. Người nhà thấy bà cứ ú ớ mãi nên vỗ lưng thức dậy. Sau một tiếng hú kinh hoàng bà trở thành người lẩn thẩn, lúc tỉnh lúc mê. Nhiều lần đi điều trị ở bệnh viện tâm thần, bà lại quay về với khu phố. Và công việc quét rác của bà cũng bắt đầu từ đó. “Nhiều lúc thấy mẹ già yếu ra đường làm nguy hiểm nên tụi tui cản hoài, có khi thu đồ nghề nhưng thấy mẹ không đi làm là buồn rầu lăn ra ốm, sợ quá nên phải để mẹ làm, cũng có thể đó là cuộc sống của mẹ” - anh Khải, con út bà Mai, tâm sự.

Dù có người cảm kích, có người phản đối, có người thắc mắc nhưng với bà Mai, đó là một công việc. Bà móm mém, nói thật ngắn rằng công việc này đã gắn liền với cuộc sống của bà và bà yêu thích công việc này vì “có ích cho đời”!

NGUYỄN LOAN - NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar