09/02/2025 17:41 GMT+7

Người chết do ô nhiễm không khí nhiều hơn tai nạn giao thông, COVID-19

Theo nghiên cứu của WHO, hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.

Chết do ô nhiễm không khí nhiều hơn tai nạn giao thông, COVID19? - Ảnh 1.

Bệnh nhân tại phòng cấp cứu ở Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: DANH KHANG

Theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), 9 trong số 10 người đang hít thở không khí có chứa mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo.

Năm chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất trong không khí

Theo UNEP hằng năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh lý, nhiễm trùng liên quan đến ô nhiễm không khí. Số người tử vong do ô nhiễm không khí cao hơn năm lần số người tử vong do tai nạn giao thông, và nhiều hơn số người tử vong chính thức do COVID-19.

Ô nhiễm không khí cũng liên quan chặt chẽ đến biến đổi khí hậu vì các chất gây ô nhiễm tồn tại trong thời gian ngắn như: metan, carbon đen và ozone mặt đất…

Theo UNEP có năm chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất trong môi trường không khí đó là: bụi mịn PM2.5, ozone mặt đất, nitơ dioxide, carbon đen, metan.

Trong đó các hạt bụi mịn PM2.5 sinh ra từ việc đốt nhiên liệu không sạch để nấu ăn hoặc sưởi ấm, đốt chất thải - phụ phẩm nông nghiệp, các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải... Lo ngại hơn khi các hạt PM2.5 xâm nhập sâu vào máu, phổi sẽ làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh tim, phổi, đột quỵ, ung thư.

Bên cạnh đó việc tiếp xúc với ozone mặt đất gây ra ước tính 472.000 người tử vong sớm mỗi năm trên thế giới.

Người chết do ô nhiễm không khí nhiều hơn tai nạn giao thông, COVID19? - Ảnh 2.

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi trung ương - Ảnh: M.PHÚC

Không chủ quan với ô nhiễm không khí

Trong khi đó, nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Văn Phước (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật TP.HCM) cùng các cộng sự công bố với nhiều con số đáng chú ý. 

Cụ thể, trong tổng 1.397 ca tử vong tại TP.HCM năm 2017, số người tử vong do bệnh tim và phổi là cao nhất (841 người, chiếm 60,20%), đứng thứ hai là bệnh tim thiếu máu cục bộ (483 người, chiếm 34,57%) và cuối cùng là ung thư phổi (73 người, chiếm 5,23%).

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bụi mịn PM2.5 có ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe, là nguyên nhân tử vong của 1.137 người (81,32%), sau đó đến NO2 (171 người, chiếm 12,31%) và cuối cùng là SO2 (88 người, chiếm 6,37%).

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong khoảng 13,46% số ca tử vong tại TP.HCM.

Theo nghiên cứu của WHO cũng cho thấy hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Vũ Văn Giáp cho hay bên cạnh việc thực hiện biện pháp phòng tránh, mỗi người dân cần chung tay góp một việc nhỏ để bảo vệ môi trường sống trong lành hơn.

Thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020 cần được xem là nhiệm vụ ưu tiên

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Trương Anh Tú, chủ tịch TAT Law Firm cho biết Hà Nội - "trái tim của cả nước" đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về ô nhiễm không khí.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 được ban hành với nhiều điểm mới mang tính cách mạng, nhưng để những quy định này đi vào thực tế đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và toàn xã hội.

Theo luật sư Tú, các nguồn thải gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã được báo Tuổi Trẻ chỉ ra một cách rõ ràng, bao gồm bụi đường, công trình xây dựng, khói từ các làng nghề - cụm công nghiệp, đốt rác - đốt rơm rạ tự phát và phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu hóa thạch… Nhưng việc kiểm soát có thể chưa hiệu quả và có dấu hiệu thiếu quyết liệt trong thực thi pháp luật.

"Luật quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong việc giảm thiểu phát thải và xử lý ô nhiễm, yêu cầu các cơ sở sản xuất - làng nghề phải áp dụng công nghệ xử lý khí thải, đặt ra các tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc kiểm tra, giám sát, xử phạt chưa nhanh chóng, hiệu quả, đồng bộ để tạo sức răn đe", luật sư Tú nhấn mạnh.

Chính phủ sẽ xây dựng đề án khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ với chính quyền địa phương (ngày 8-1-2025), Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết năm 2025 Chính phủ sẽ xây dựng, triển khai đề ắn khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị.

Trong khi đó, cuối năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay tình trạng ô nhiễm không khí đã gia tăng ở mức đáng lo ngại trong khoảng 10 năm trở lại đây ở một số đô thị như Hà Nội, TP.HCM.

'Ngắm’ bầu trời Hà Nội mờ đục trong ngày ô nhiễm không khí

Từ sáng đến chiều 3-1, kết quả chất lượng không khí tại Hà Nội đều cho mức xấu, rất xấu và cảnh báo đỏ, cảnh báo tím.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Trong hơn nửa tháng qua, ở TP Huế đã ghi nhận 12 người mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong ở bệnh viện.

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar