08/01/2025 08:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ô nhiễm không khí từng làm giảm chỉ số IQ của dân châu Âu

Ô nhiễm không khí đã gây tổn thương thần kinh và làm giảm IQ trên diện rộng ở châu Âu vào thời kỳ hoàng kim của đế chế La Mã, theo nghiên cứu mới đây.

Ô nhiễm không khí làm giảm chỉ số IQ của dân châu Âu - Ảnh 1.

Toàn cảnh Đấu trường La Mã vào năm 2023 - Ảnh: REUTERS

Dựa trên ghi chép về lõi băng ở Bắc Cực, các nhà nghiên cứu ghi nhận nồng độ chì độc hại trong không khí đã tăng mạnh từ năm 100 trước Công nguyên đến năm 200 Công nguyên khi đế chế La Mã bắt đầu khai thác và nấu chảy kim loại nhiều hơn bao giờ hết.

Nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà khí hậu học và dịch tễ học từ Đan Mạch, Anh, Mỹ, Canada, Áo và Thụy Sĩ, ước tính một đứa trẻ được sinh ra vào thời điểm đó có nồng độ chì trong máu cao gấp khoảng 3 lần so với trẻ em Mỹ hiện nay.

Theo trang ScienceAlert, sử dụng bằng chứng hiện nay về ô nhiễm chì và tác hại của nó, nhóm nghiên cứu quốc tế đã tính toán rằng việc tiếp xúc với chì trong thời kỳ hoàng kim của đế chế La Mã có thể khiến chỉ số IQ của người dân giảm khoảng 2,5 - 3 điểm/người. Điều này đã ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực thuộc đế chế La Mã.

"Việc giảm 2 - 3 điểm IQ nghe như không đáng kể song khi áp dụng cho toàn bộ dân số châu Âu thì đây là một vấn đề lớn", nhà nghiên cứu Nathan Chellman, làm việc tại Viện Nghiên cứu sa mạc ở Mỹ, cho biết.

Nhóm lưu ý đây chỉ là nghiên cứu mức độ ô nhiễm chì trong không khí. Giới thượng lưu và người dân thành thị La Mã cũng có thể phơi nhiễm chì thông qua các vật dụng bằng chì được ưa chuộng vào thời điểm đó. Trong khi đó, nông dân là người tiếp xúc nhiều nhất với ô nhiễm chì trong đất.

"Người dân châu Âu, gia súc, trang trại của họ đều tiếp xúc với ô nhiễm chì trong không khí do hoạt động khai thác và chế biến quặng chì/bạc trên quy mô lớn, vốn là nền tảng của nền kinh tế Hy Lạp và La Mã", nhóm nghiên cứu cho biết.

Không có nồng độ chì nào trong máu được coi là an toàn, song nồng độ càng nhiều thì hậu quả càng lớn. Ngày nay, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy nồng độ chì trong máu ở mức 3,5 µg/dl ở trẻ em có liên quan đến tình trạng giảm trí thông minh và suy giảm khả năng học tập.

Vào thời La Mã, trẻ em có mức độ chì trung bình trong máu là 3,4 µg/dl, theo các mô hình nghiên cứu hiện đại. Do đó nhiều khả năng trẻ em thời kỳ này có nguy cơ cao bị tổn thương thần kinh.

Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu lõi băng trước đây, vốn ghi nhận sự gia tăng đột biến nồng độ chì trong không khí vào thời kỳ hoàng kim của đế chế La Mã, cũng như các phát hiện khảo cổ về việc răng của nhiều trẻ em La Mã có hàm lượng chì cao.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS.

Bệnh mũi xoang có xu hướng gia tăng do ô nhiễm môi trường

Số bệnh nhân bị bệnh lý mũi xoang chiếm 30-35% tổng số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM. Bệnh lý mũi xoang hiện đang có xu hướng gia tăng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar