13/01/2025 10:43 GMT+7

Người bệnh không nhận phim CT, X-quang giảm chi phí nhưng bệnh viện không được trả tiền, vì sao?

Phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế, lưu trữ và truyền tải hình ảnh chụp CT, X-quang, siêu âm, cộng hưởng từ... đang được ứng dụng tại nhiều bệnh viện cả nước, giúp giảm hàng trăm tỉ/năm nhưng bệnh viện đang kêu, vì sao?

Người bệnh không nhận phim CT, X-quang giảm chi phí nhưng bệnh viện không được trả tiền, vì sao? - Ảnh 1.

Với phần mềm PACS, tất cả các hình ảnh chụp chiếu được lưu giữ và truyền tải, bệnh viện không phải mua và in phim như trước - Ảnh minh họa

Theo một giám đốc bệnh viện tại Hà Nội, từ vài năm nay bệnh viện này đã giảm chi phí mua phim chụp chiếu các loại khoảng 8 tỉ đồng/năm, thay vào đó là đầu tư mua thiết bị và thuê phần mềm PACS, là phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế, chỉ tốn 1,2 tỉ đồng/năm.

Người bệnh chụp chiếu các loại xong không phải nhận phim mà có thể xem kết quả chụp ngay trên điện thoại, máy tính. Chưa kể lợi ích lâu dài là giảm ô nhiễm môi trường bởi phim y tế bằng nhựa tồn tại hàng trăm năm không tự hủy.

Tuy nhiên điều khó khăn là bệnh viện đầu tư và tích cực số hóa nhưng không được phía bảo hiểm chi trả đầy đủ chi phí chụp chiếu, phần in phim (với phim chụp X-quang khoảng trên 40.000 đồng, chụp CT khoảng 500.000 đồng...) là không được chi trả nữa.

Các bên đều được lợi nhưng mỗi bệnh viện lại thiệt nhiều tỉ/năm dù dịch vụ vẫn thực hiện.

Lý giải việc này, ông Trần Quý Tường, nguyên cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), hiện là chủ tịch Hội Tin học y tế, cho biết hiện cả nước chỉ có 22 bệnh viện được tham gia đề án thí điểm từ năm 2018 được chi trả chi phí chụp chiếu và lưu trữ bằng PACS, thay vì chụp và in phim như trước.

Hiện nhiều bệnh viện đã sử dụng PACS và chưa được chi trả chi phí này, thiệt hại lớn do có đầu tư nhưng không thu được phí. Điểm nghẽn là hiện Bộ Y tế chưa xây dựng được giá chụp chiếu và truyền tải bằng PACS, mặc dù đã có nhiều phiên họp để bàn thảo.

Trong khi sử dụng PACS có quá nhiều lợi ích: giảm chi phí mua phim, lợi ích về môi trường, người bệnh không phải cầm phim chụp tránh thất lạc...

"Có ý kiến đề xuất chi phí để chụp chiếu và truyền tải bằng PACS tương đương chi phí chụp phim, tại Hàn Quốc giá sử dụng PACS cao hơn chụp phim 20% do phí thuê phần mềm và lương y bác sĩ cao, nhưng ở Việt Nam do phí thuê phần mềm rẻ nên nhiều ý kiến nêu chỉ nên bằng 50% giá chụp và in phim" - ông Tường nêu.

Tuy nhiên dù rẻ bằng 1/2 hay bằng bao nhiêu thì rất cần sớm có giá để bệnh viện thực hiện, qua đó giảm thiệt hại cho bệnh viện. Theo ông Tường, do đầu tư nhưng không thu được phí nên dù thực hiện PACS nhiều lợi ích nhưng nhiều bệnh viện chưa dám làm, từ đó chưa nhân rộng được hình thức này.

Khi rùa biển được chụp X-quang

Hàng chục con rùa biển quý hiếm nguy cấp được Trung tâm cứu hộ và bảo tồn các loài thủy sinh hoang dã (Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tiếp nhận cứu hộ, chăm sóc và thả về biển.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar