19/04/2023 19:29 GMT+7

Bệnh nhân nhận kết quả X-quang chỉ sau vài giây nhờ AI

Thay vì phải đợi đến vài giờ để có kết quả chụp X-quang, giờ đây với sự hỗ trợ của AI (trí tuệ nhân tạo), chỉ vài giây là bệnh nhân đã nhận được kết quả.

Bệnh nhân nhận kết quả X-quang chỉ sau vài giây nhờ AI - Ảnh 1.

Hệ thống AI trong chẩn đoán hình ảnh được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam trên xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) - Ảnh: H.L.

Ngày 19-4, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và Công ty Annalise.ai đã tổ chức lễ ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán hình ảnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Đặng Minh Trí, đồng sáng lập của Công ty Annalise.ai, cho hay việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác tăng lên 45%.

Cụ thể, khi bệnh nhân chụp X-quang, hình ảnh đó sẽ được phần mềm AI phân tích, chỉ ra dấu hiệu các bệnh lý như ung thư phổi, chấn thương do tai nạn, nứt, gãy xương… nằm ở vị trí nào. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định kết quả đó chính xác hơn.

Ông Trí dẫn chứng: “Nếu như trước kia bệnh nhân phải đợi kết quả chụp X-quang lên đến vài giờ, giờ đây ứng dụng AI sẽ trả kết quả trong vài giây. Từ đó bệnh nhân có thể được chăm sóc hoặc điều trị ngay lập tức hoặc cho về nếu bệnh nhân không có bệnh lý. Do vậy, người bệnh có thể được chăm sóc rất nhanh chóng, không phải ngồi chờ, về bệnh viện thì cũng giảm áp lực”.

Đây cũng chính là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ngành y tế TP.HCM ưu tiên đưa vào chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) vào tháng 11-2022.

Sau 4 tháng đưa máy vào hoạt động, đã có hơn 200 bệnh nhân tại xã đảo sử dụng máy chụp X-quang ứng dụng AI để thăm khám, phát hiện sớm bệnh lý.

Ông Minh Trí cho biết thêm sản phẩm này lần đầu tiên triển khai tại bệnh viện ở Việt Nam. Tại Úc, hơn 1 triệu người đã sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này, nhiều nước khác cũng đã triển khai như Anh, Malaysia và Singapore.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trâm Em, giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết kỹ thuật Al chẩn đoán hình ảnh là một kỹ thuật giúp bệnh viện gia tăng hơn năng lực của bác sĩ. Đặc biệt là việc hỗ trợ các bác sĩ trong những tình huống khó khăn và giúp bác sĩ nhận ra bất thường khi chẩn đoán cho bệnh nhân.

“Tuy nhiên, một công nghệ áp dụng vào trong kỹ thuật chẩn đoán thì quyết định cuối cùng vẫn là con người. Do đó, các kỹ thuật này hiện tại sẽ là một phương tiện hỗ trợ đối với các bác sĩ”, bác sĩ Trâm Em cho hay.

Theo bác sĩ Trâm Em, việc vận dụng những ưu thế của trí tuệ nhân tạo sẽ đem đến kết quả chẩn đoán tốt nhất, cũng như rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

Thí điểm xe X-quang áp dụng AI khám sàng lọc bệnh lao tại 7 tỉnh

TTO - Thái Bình là 1 trong 7 địa phương trên toàn quốc được thí điểm khám sàng lọc bệnh lao có sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Xe X-quang lưu động được cài AI đã phát hiện thêm nhiều ca bệnh lao nghi ngờ ngay trong ngày 24-12.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Bạn bấm vào ô xác nhận Captcha 'Tôi không phải là người máy', rồi tiếp tục như không có gì. Nhưng bạn không biết ngay khoảnh khắc đó, Google đang âm thầm đánh giá bạn dựa trên vô số tín hiệu tưởng chừng vô hình.

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS giúp các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nền tảng bảo mật vững chắc, tích hợp AI và thông tin tình báo liên tục được cập nhật với vai trò cảnh báo sớm.

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

AI là bạn hay thù đối với sinh viên mới ra trường?

Trí tuệ nhân tạo vừa mang đến cơ hội nghề nghiệp mới, vừa đe dọa việc làm truyền thống của sinh viên. Biết khai thác AI hiệu quả sẽ giúp thế hệ trẻ biến thách thức thành lợi thế.

AI là bạn hay thù đối với sinh viên mới ra trường?

Khóc, cười hết nước mắt khi 'gặp' người thân, thấy nhà xưa qua Google Maps

Nhiều người vào Google Maps để xem lại ngôi nhà xưa, để rồi từ đó tìm lại được nhiều cảm xúc đặc biệt.

Khóc, cười hết nước mắt khi 'gặp' người thân, thấy nhà xưa qua Google Maps

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Không chỉ điều chế nước hoa trong thời gian ngắn kỷ lục, AI còn mở ra tương lai nơi mùi hương có thể được cá nhân hóa theo tâm trạng, theo mùa hay thậm chí là gu âm nhạc.

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar