29/05/2025 10:35 GMT+7

Người bán hàng 'vô tình' tiếp tay cho hàng giả có bị coi là đồng phạm không?

Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, vai trò của những người bán hàng 'vô tình' tiếp tay sẽ bị xử lý như thế nào?

hàng giả - Ảnh 1.

Không ít nghệ sĩ, KOL đang trở thành gương mặt quảng cáo cho vô số loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thời gian qua, cơ quan chức năng liên tiếp đưa ra ánh sáng, thậm chí khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến hàng gian, hàng giả.

Nhiều bạn đọc đặt vấn đề nếu vô tình làm đại lý phân phối, buôn bán các loại mỹ phẩm giả thì có bị xử lý trách nhiệm không?

Thẩm phán Lê Thiết Hùng - phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị - chia sẻ góc nhìn về vấn đề này qua bài viết sau.

Người bán hàng giả sẽ bị coi là đồng phạm trong trường hợp nào?

Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, một khía cạnh phức tạp và đáng lưu tâm là vai trò của những người bán hàng "vô tình" tiếp tay. 

Họ có thể là những cá nhân, cửa hàng kinh doanh, vì quá tin vào uy tín thương hiệu, mối quan hệ với nhà cung cấp hoặc những cam kết hấp dẫn mà không hay biết đã nhập và lưu thông sản phẩm giả mạo, kém chất lượng. 

Dù không phải chủ mưu hay trực tiếp tham gia sản xuất, thậm chí bản thân cũng là nạn nhân của các đối tượng cầm đầu, hành vi thiếu cảnh giác này đã vô hình trung tiếp sức cho vấn nạn hàng giả lan rộng, gây tổn thất cho người tiêu dùng, doanh nghiệp chân chính và cả thị trường.

Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, các tội danh liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả (như điều 192 đến 195 Bộ luật Hình sự) đòi hỏi phải chứng minh được yếu tố lỗi cố ý.

Điều này có nghĩa người vi phạm phải biết rõ hoặc buộc phải biết sản phẩm đó là hàng giả nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi mua bán.

Quá trình điều tra và xét xử các vụ án liên quan thường thể hiện rõ sự phân định này:

Thứ nhất, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ điều tra, xác minh cẩn trọng để làm rõ người bán có thực sự "không biết" hay không. 

Nếu bằng chứng cho thấy người bán, dù không trực tiếp sản xuất, nhưng đã ý thức được hoặc có đủ cơ sở để "buộc phải biết" đó là hàng giả, chẳng hạn như giá nhập rẻ bất thường, thiếu hóa đơn chứng từ hợp lệ, nguồn gốc mập mờ, chất lượng sản phẩm có dấu hiệu đáng ngờ bị bỏ qua, hoặc đã được cảnh báo nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh, họ có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự với tư cách đồng phạm. 

Vai trò cụ thể (người thực hành, người giúp sức) sẽ tùy thuộc vào tính chất và mức độ tham gia. 

Nếu người bán hoàn toàn không có thông tin, không có cơ sở nào để nhận biết (hàng giả được làm quá tinh vi, nhà cung cấp uy tín lâu năm cung cấp giấy tờ giả mạo chuyên nghiệp), việc quy kết trách nhiệm hình sự có thể không đủ cơ sở.

Thứ hai, việc đánh giá luôn dựa trên hoàn cảnh cụ thể của mỗi vụ án và từng đối tượng. 

Cơ quan tiến hành tố tụng không đánh đồng trách nhiệm mà sẽ xem xét quy mô kinh doanh, trình độ nhận thức, kinh nghiệm của người bán, cũng như các biện pháp họ đã áp dụng (hoặc không áp dụng) để kiểm tra, thẩm định hàng hóa. 

Một chủ cửa hàng nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm có thể được nhìn nhận khác với một doanh nghiệp quy mô lớn, có bộ phận thu mua chuyên trách thì tính chất, mức độ hành vi sẽ nhẹ hơn. 

Ngược lại, lợi dụng sự nổi tiếng của mình để trục lợi, chạy theo lợi nhuận phi lý mà phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo thì mức độ sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Phạt tiền, tịch thu hàng hóa và bồi thường

Ngay cả khi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do không chứng minh được lỗi cố ý, người bán hàng giả vẫn khó tránh khỏi các chế tài khác như xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền, tịch thu hàng hóa) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự cho người tiêu dùng hoặc chủ sở hữu thương hiệu.

Thực trạng người bán hàng sơ ý hoặc vô tình tiếp tay cho hàng giả đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp. 

Sự cả tin, dù xuất phát từ đâu, cũng không thể thay thế cho sự cẩn trọng và trách nhiệm kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. 

Người bán hàng chính là "chốt chặn" quan trọng trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Do đó, việc chủ động trang bị kiến thức nhận biết hàng giả, xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ là biện pháp tự bảo vệ mình và góp phần làm trong sạch thị trường. 

Để giải quyết căn cơ vấn nạn hàng giả, cần sự chung tay của cả hệ thống quản lý nhà nước, sự nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt là sự tỉnh táo, trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị kinh doanh trên thị trường.

Để đứng vững trước mọi lời chất vấn về hàng gian, hàng giả

Trong gần nửa tháng qua, đợt cao điểm chống hàng gian, hàng giả đã phơi bày không ít vụ việc trên cả nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cục CSGT hỗ trợ giải quyết hết hồ sơ sát hạch, cấp đổi bằng lái tồn đọng trước ngày 30-7

'Địa phương nào thiếu sát hạch viên, chúng tôi sẽ tăng cường sát hạch viên của cục hoặc của các địa phương khác để đảm bảo yêu cầu', Cục Cảnh sát giao thông khẳng định.

Cục CSGT hỗ trợ giải quyết hết hồ sơ sát hạch, cấp đổi bằng lái tồn đọng trước ngày 30-7

Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 70m, tài xế được cứu sống sau 9 giờ

Một xe đầu kéo lao xuống vực sâu 70m tại xã Đakrông, tỉnh Quảng Trị, khiến tài xế mắc kẹt trong cabin. Gần 9 giờ sau, nạn nhân được lực lượng chức năng cứu sống.

Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 70m, tài xế được cứu sống sau 9 giờ

Đừng làm cao tốc mỗi bên chỉ 2 làn đường

Các tuyến cao tốc chỉ hai làn mỗi chiều thường nhanh chóng rơi vào quá tải, như đã và đang diễn ra ở tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận, Phan Thiết - Vĩnh Hảo - Cam Lâm...

Đừng làm cao tốc mỗi bên chỉ 2 làn đường

Cần Thơ: Gây hạn chế dòng chảy, bồi lắng, lấn chiếm kênh rạch, hố ga sẽ bị xử phạt

Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu các phường tuyên truyền, vận động, đồng thời xử phạt các hành vi gây hạn chế dòng chảy, bồi lắng, lấn chiếm kênh, rạch, hố ga, đường cống thoát nước.

Cần Thơ: Gây hạn chế dòng chảy, bồi lắng, lấn chiếm kênh rạch, hố ga sẽ bị xử phạt

Nút giao An Phú chậm tiến độ: Ban Giao thông nói chia nhỏ gói thầu để tăng cạnh tranh

Dự án nút giao An Phú, TP.HCM được kỳ vọng giải quyết tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở cửa ngõ phía đông. Tuy nhiên hiện tiến độ dự án chưa đạt như kỳ vọng, Sở Xây dựng TP.HCM đã có nhiều văn bản đôn đốc.

Nút giao An Phú chậm tiến độ: Ban Giao thông nói chia nhỏ gói thầu để tăng cạnh tranh

Chợ Bến Thành là biểu tượng, cần tăng giáo dục cho tiểu thương, tăng chế tài để giữ thương hiệu

Qua chuyện tiểu thương chợ Bến Thành (TP.HCM) bán "4 tô bún măng vịt giá 1 triệu đồng", nhiều ý kiến cho rằng TP cần tăng giáo dục, tăng chế tài với người bán để tránh chèo kéo, chặt chém khách mua, đây là cách để giữ gìn biểu tượng du lịch của TP.

Chợ Bến Thành là biểu tượng, cần tăng giáo dục cho tiểu thương, tăng chế tài để giữ thương hiệu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar