15/07/2014 03:20 GMT+7

"Người ăn xin"

VŨ THỤY PHƯƠNG TRANG
VŨ THỤY PHƯƠNG TRANG

TT - Truyện Người ăn xin của nhà văn Nga Ivan Turgenev được đọc từ hồi tiểu học khiến tôi nhớ mãi đến tận bây giờ. Đó là một trong những bài học giáo dục luân lý đầu đời để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho bản thân tôi về lẽ phải, lòng tốt và cách sống đúng mực của con người.

Đến bây giờ câu chuyện về Người ăn xin vẫn được sử dụng trong sách Tiếng Việt lớp 4 để giáo dục cho học sinh tiểu học. Tác phẩm thể hiện tính nhân văn sâu sắc và sự đồng cảm trước nỗi khổ cực, bất hạnh của con người, dù hai thân phận khác nhau. Nhờ biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nên dù trong người không còn tiền, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc và ấm áp khi cho và nhận được từ nhau sự đồng cảm, sẻ chia.

Tôi nhớ mãi đoạn kết của tác phẩm khi cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông và nói rằng: “Ông đừng giận cháu. Cháu không có gì để cho ông cả”... Người ăn xin với đôi môi tái nhợt nở nụ cười, tay ông siết chặt tay cậu bé: “Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Và đến khi kết thúc câu chuyện, không chỉ cậu bé cảm thấy mình nhận được chút gì đó từ ông lão, mà ngay cả người đọc tác phẩm cũng cảm thấy mình nhận được chút gì đó vào tâm hồn.

Mấy ngày trước tôi có trò chuyện với một em nhỏ lớp 4 vừa kết thúc năm học và hỏi về những kiến thức em học được sau một năm học. Thật không ngờ, em không chút ấn tượng và cũng không nhớ gì về tác phẩm này. Khi kể lại câu chuyện cho em nghe, tôi nhận được câu thốt lên thật thà: “Người ăn xin dơ lắm, em sợ không dám lại gần. Truyện là truyện, làm sao giống đời thực được!”.

Tôi hơi giật mình. Đồng ý rằng hiếm có ai ngoài đời, ngay cả các em học sinh, có thể chia sẻ sự đồng cảm của mình với những người nghèo khổ, bất hạnh bần cùng như thế. Tôi từng thấy những người bán vé số nghèo, đẩy xe bán hàng dạo mời người khác mua, nhẹ thì không ai trả lời, nặng thì bị đuổi đi, bị nhìn bằng ánh nhìn khinh miệt... Ngay cả khi ta không thể có những hành động cao cả như trong truyện, con người vẫn có thể san sẻ sự đồng cảm của mình bằng những lời từ chối nhẹ nhàng, hay nói rằng “Xin lỗi, tôi không có nhu cầu”, hay: “Cảm ơn, tôi không mua”. Những lời nói nhẹ nhàng mà ngày xưa các bạn được học, các em học sinh bây giờ vẫn được học, sao không áp dụng? Hay cuộc sống hối hả quá khiến con người ai cũng gắt gỏng?

Đôi khi chứng kiến những đứa trẻ no đủ đối xử với những người khổ hơn mình, tôi chỉ biết lắc đầu tự hỏi: bài học ngày xưa có còn nhớ?

VŨ THỤY PHƯƠNG TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Đại học Huế đã báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn. Và lúc này, dư luận đang thấp thỏm chờ quyết định sau cùng của bộ.

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar