28/02/2018 18:24 GMT+7

Ngưng thở tạm thời khi ngủ

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Đa số các trường hợp ngưng thở khi ngủ là do đường hô hấp trên bị xẹp hoặc tắc nghẽn, ngăn chặn luồng không khí đi vào phổi.

Ngưng thở tạm thời khi ngủ - Ảnh 1.

Ngủ ngáy to là triệu chứng thường gặp ở bệnh ngưng thở tạm thời khi ngủ. Ảnh minh họa. Nguồn: nelture.com

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc trong khi ngủ, có thể dẫn tới thiếu oxy máu. Đây là tình trạng nội khoa thường gặp nhưng không được nhận biết. Lúc đó, người bệnh phải trải qua một hoặc nhiều khoảng thời gian ngừng thở hoặc thở nông trong giấc ngủ. Mỗi đợt ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây cho tới vài phút. Động tác hô hấp bình thường sẽ quay trở lại sau mỗi đợt ngưng thở, đôi khi đi kèm với tiếng khịt mũi to, thở gấp và nghẹt thở.

Bởi vậy, người bệnh thường có triệu chứng: Ngáy to, buồn ngủ, mệt mỏi nhiều vào ban ngày, ngủ gật, hay giật mình thức giấc về đêm kèm theo thở gấp và ngạt thở, tiểu đêm nhiều lần, đau đầu vào buổi sáng, suy giảm trí nhớ, kém tập trung.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đa số các trường hợp ngưng thở khi ngủ là do đường hô hấp trên bị xẹp hoặc tắc nghẽn, ngăn chặn luồng không khí đi vào phổi, gặp nhiều ở người béo phì; hoặc do bất thường cấu trúc sọ mặt và mô mềm đường hô hấp; xương hàm trên, hàm dưới có kích thước bất thường; do phì đại amidan, cuống mũi; khoang mũi hẹp... Bên cạnh đó, ngưng thở khi ngủ còn do yếu tố di truyền, do hút thuốc lá, tình trạng sung huyết mũi, đái tháo đường, uống rượu, thuốc an thần...

Không thể chủ quan với hội chứng ngưng thở khi ngủ, bởi nó gây tình trạng thiếu oxy trong máu dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, như suy tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, đột quỵ... Hội chứng ngưng thở khi ngủ còn gây tai biến mạch máu não, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, tăng huyết áp, đái tháo đường, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Điều trị

Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh. Nếu chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh được tư vấn thay đổi lối sống bằng cách giảm cân, ngủ tư thế nghiêng, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc an thần, tập thể dục hằng ngày, chế độ ăn hợp lý...

Nếu do phì đại amidan, phì đại cuống mũi, khoang mũi hẹp, người bệnh có thể được làm thủ thuật cắt amidan, cuống mũi. Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ là do bất thường về cấu trúc vùng tai mũi họng, người bệnh có thể được phẫu thuật tạo hình vòm miệng hầu lưỡi gà.

Còn khi ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể được thở áp lực dương liên tục trong lúc ngủ với máy thở, gắn với mặt nạ mũi hoặc mặt nạ miệng. Máy thở có tác dụng giúp mở và ngăn ngừa xẹp đường hô hấp trên, giảm buồn ngủ vào ban ngày ở hầu hết các bệnh nhân, cải thiện tăng huyết áp, tiểu đêm.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Một nghiên cứu vừa phát hiện các đặc điểm tính cách có thể là lý do dẫn đến việc mất ngủ.

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar