17/01/2025 10:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngừng bắn Israel - Hamas chỉ là khởi đầu

Sáng sớm 16-1 (giờ Việt Nam), Israel và Hamas đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza sau 15 tháng xung đột. Israel sẽ ngưng chiến dịch quân sự, còn Hamas sẽ thả hết các con tin còn bị giữ sau cuộc tấn công ngày 7-10-2023.

Ngừng bắn Israel - Hamas chỉ là khởi đầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: The Walrus

Thỏa thuận được coi là dấu ấn đối ngoại cuối cùng của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước khi rời cương vị, nhường chỗ cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. Làm trung gian cho thỏa thuận, ngoài Mỹ còn có Qatar và Ai Cập.

Hòa ước dự kiến sẽ được triển khai thành ba giai đoạn trong sáu tuần lễ.

Hy vọng mong manh

Theo đó, ở giai đoạn một, Hamas sẽ thả 33 con tin, gồm phụ nữ, trẻ em và những người trên 50 tuổi, còn Israel sẽ thả hàng trăm tù nhân người Palestine, bắt đầu rút lui khỏi một số khu vực Gaza, tạo điều kiện để viện trợ nhân đạo trở lại đây dễ dàng hơn.

Giai đoạn hai, Hamas sẽ thả các con tin nam giới còn lại, trong khi Israel rút hoàn toàn khỏi Gaza. Cuối cùng, giai đoạn ba sẽ là trao trả thi thể các con tin đã chết và bắt đầu công cuộc tái thiết Gaza.

Nhưng nếu kiệt tác Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoy dài cả nghìn trang thì chiến tranh và hòa bình Trung Đông phải là mấy chục nghìn trang. Vẫn còn lại rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ với thỏa thuận còn chờ Quốc hội Israel thông qua này.

Liệu nó có thực sự kết thúc được cuộc chiến? Công cuộc tái thiết Gaza - "nhà tù lộ thiên" lớn nhất thế giới, an ninh cho Israel và những nỗ lực lớn hơn trong khu vực như việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel và thế giới Ả Rập tiếp theo sẽ như thế nào? Liệu giải pháp hai nhà nước có còn giá trị gì không sau cuộc chiến?

Thực tế là sau hơn một năm chiến tranh, Gaza đã gần như bị hủy diệt hoàn toàn, với hơn 60.000 người thiệt mạng. Israel cũng chẳng an toàn hơn bao nhiêu, với cái giá phải trả là hơn 400 binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) bỏ mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Cuộc chiến cũng đã khiến triển vọng của giải pháp hai nhà nước trở nên u ám hơn bao giờ hết. Với nhiều nước Ả Rập và châu Âu ủng hộ Palestine, cuộc xung đột vũ trang 15 tháng chưa phải là, nhưng đã rất gần với, dấu chấm hết cho giải pháp hai nhà nước.

Những bất định lớn

Cuộc chiến cũng đã định hình lại cả khu vực Trung Đông theo nhiều cách không ngờ tới. Sau nhiều tháng trả đũa qua lại giữa Hezbollah - Israel, tổ chức vũ trang đóng ở Lebanon giờ đã suy yếu rất nhiều. Nhiều lãnh đạo chóp bu bị tiêu diệt, hầu hết năng lực quân sự bị vô hiệu hóa, và ảnh hưởng của Hezbollah ở Lebanon đã không còn như xưa.

Trong khi cuộc chiến diễn ra, chế độ Bashar al-Assad cũng đã sụp đổ ở Syria. Cùng với sự suy yếu của Hezbollah, kình địch khu vực của Israel là Iran đã trở nên thất thế đáng kể.

Nhưng ngay cả như vậy, thỏa thuận ngừng bắn vẫn hết sức mong manh. Bất kỳ giai đoạn nào bị vi phạm cũng có thể lập tức dẫn tới xung đột tiếp diễn trở lại, như bao lần đã xảy ra ở khu vực này.

Hamas đã suy yếu nhiều, nhưng quyết tâm chống Israel của giới lãnh đạo tổ chức vũ trang này chưa bao giờ nguôi, nhất là khi sau thỏa thuận này, hàng trăm tay súng của họ sẽ được trả tự do, và viện trợ nhân đạo vào Gaza sẽ được nối lại ở mức đáng kể.

Ở Israel, chính phủ của ông Benjamin Netanyahu cũng có thể vi phạm lệnh ngừng bắn nếu thấy điều đó có lợi cho họ về mặt chính trị. Dù có đa số ở quốc hội, đủ để thông qua thỏa thuận, nội bộ liên minh của ông Netanyahu đang xuất hiện nhiều tiếng nói chỉ trích quyết định ngừng bắn và đòi hỏi tiếp tục cuộc chiến cho tới khi giành được "thắng lợi hoàn toàn" trước Hamas. Cũng chính vì vậy, tương lai của việc tái thiết Gaza là không hề rõ ràng.

Ngoài ra, không thể không nói tới vai trò của Mỹ. Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức Donald Trump đã nói rõ ông muốn một lệnh ngừng bắn lâu dài trong khu vực. Như lời Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cũng sắp nhậm chức Mike Waltz, yếu tố làm "thay đổi cuộc chơi" ở Trung Đông là "hiệu ứng Trump".

Lời đe dọa của ông Trump, rằng "địa ngục trần gian sẽ xuất hiện ở Trung Đông" nếu Palestine không thả con tin, hẳn đã có tác động. Quan trọng không kém là hy vọng của chính phủ Netanyahu rằng chính quyền mới ở Mỹ sẽ ủng hộ họ còn hơn chính quyền Biden trong nhiều vấn đề quan trọng: cuộc đối đầu với Iran, quan hệ với Saudi Arabia và việc Israel tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Palestine ở Bờ Tây. Hy vọng đó khiến Israel dễ chấp nhận một thỏa ước hòa bình hơn.

Nhưng tất cả những chuyện đó là ở thì tương lai. Ngay lúc này, người dân Gaza sẽ đơn giản vui mừng và thở phào nhẹ nhõm khi họ không còn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ tiếng tên lửa và đạn pháo Israel nữa. Được ngày nào hay ngày đó.

Bà Gina Abercrombie-Winstanley, học giả thuộc chương trình Trung Đông của Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), bình luận: "Israel đã thắng, nhưng là một chiến thắng trong thế thua. Cuộc xung đột cho họ cơ hội giáng những đòn mạnh mẽ vào các địch thủ nguy hiểm nhất: Hamas, Hezbollah và Iran.

Nhưng cách thức tiến hành chiến tranh tàn bạo của họ chắc chắn cũng khiến Israel tổn thất về sức mạnh kinh tế, uy tín trên thế giới, vị thế quốc tế... Israel đang trở nên cô lập hơn bao giờ hết trong khu vực và trên thế giới".

Lệnh ngừng bắn Israel - Hamas: Công lao của ông Biden hay ông Trump?

Ông Biden nói lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza do nhóm của ông đàm phán. Nhưng ông Trump tuyên bố thỏa thuận chỉ đạt được khi ông sắp nhậm chức tổng thống Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar