09/07/2025 07:45 GMT+7

BRICS 2025: Cuộc tổng duyệt cho hội nghị COP30

Hội nghị thượng đỉnh BRICS vừa khép lại tại Brazil là màn tổng duyệt quan trọng với Brazil - nước chủ nhà hội nghị COP30 về khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 11 tới.

BRICS 2025 - Ảnh 1.

Các nhà lãnh đạo thành viên BRICS, nước đối tác và khách mời chụp ảnh chung vào ngày 7-7 - Ảnh: BRICS Brazil

Với 126 cam kết trong tuyên bố chung và sự tham gia của 10 nước đối tác, trong đó có Việt Nam, sự kiện này đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của các nước đang phát triển.

Khẳng định tiếng nói Global South

Thượng đỉnh BRICS năm nay tiếp tục mô hình hai hoạt động chính như năm ngoái tại Kazan. Hội nghị tập hợp lãnh đạo các nước thành viên chính thức BRICS diễn ra song song với hội nghị BRICS mở rộng, thu hút sự tham gia của nhiều nước đối tác. 

Tuyên bố chung thể hiện nỗ lực tập hợp tiếng nói của các nước đang phát triển và nhóm phương Nam toàn cầu (Global South).

Trong lĩnh vực kinh tế, những điểm chính tập trung vào cải cách các tổ chức quốc tế như WTO, IMF và Ngân hàng Thế giới. 

Về cải cách WTO và áp lực bảo hộ toàn cầu, tuyên bố có những lời lẽ được mong đợi liên quan đến áp lực bảo hộ trong nền kinh tế thế giới song không quy kết cụ thể cho bất kỳ quốc gia nào. 

Các nền kinh tế BRICS một lần nữa bày tỏ sự ủng hộ đối với WTO như nền tảng của hệ thống thương mại toàn cầu.

Đổi mới chính trong năm nay đến từ đề xuất của Brazil về việc tạo ra sáng kiến Bảo lãnh đa phương BRICS (BMG). 

Theo nhà nghiên cứu Yaroslav Lissovolik - người sáng lập dự án BRICS+ Analytics, sáng kiến này sẽ giải quyết một trong những điểm yếu chính trong cơ chế hợp tác đầu tư nội khối BRICS. 

BMG nhằm cung cấp các công cụ bảo lãnh phù hợp để giảm rủi ro cho đầu tư chiến lược và cải thiện khả năng tín dụng ở BRICS cũng như nhóm Global South, nâng cao đáng kể quy mô tài trợ cho các dự án phát triển từ khu vực tư nhân.

Những thông điệp quan trọng nhất trong tuyên bố liên quan việc mở rộng số lượng thành viên và duy trì sự đồng thuận. 

Nguyên tắc đồng thuận vẫn là trụ cột của các hoạt động khối. Tuyên bố cũng lưu ý tầm quan trọng của BRICS hướng ngoại và cởi mở với các nền kinh tế đang phát triển khác. 

Theo ông Lissovolik, điều này thể hiện sự hỗ trợ cho các hoạt động hợp tác của nước khác với BRICS và định dạng BRICS+.

"Nhìn chung tuyên bố phản ánh sự đồng thuận của nhóm BRICS với viễn cảnh mở rộng thành viên. Bên cạnh đó là sự tiến triển thận trọng hướng tới các sáng kiến mới", ông Lissovolik nhận xét.

Chuẩn bị COP30

Trong tuyên bố, các nhà lãnh đạo BRICS bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ nghĩa đa phương để giải quyết mối đe dọa khí hậu và thống nhất cách thức đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015. 

Họ kêu gọi tạo ra tài chính khí hậu "có thể tiếp cận được, kịp thời và giá cả phải chăng" để đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. 

Các nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh kế hoạch của Brazil thành lập một quỹ tại COP30 nhằm đảm bảo nguồn tài chính dài hạn cho hoạt động bảo tồn.

Brazil được cho là đã yêu cầu Trung Quốc và các quốc gia thành viên BRICS ở Trung Đông trở thành nhà tài trợ hạt giống cho quỹ này. Song phần lớn số tiền dự kiến sẽ đến từ các quốc gia giàu có ở Bắc Bán cầu - nơi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên và phát ra nhiều khí thải nhất.

Brazil, quốc gia luôn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đã nỗ lực tạo ra chất keo hàn gắn những vết nứt do khoảng cách phát triển của thế giới hiện tại. 

126 cam kết trong tuyên bố chung - vốn sẽ không được thông qua nếu không có đồng thuận - đã khẳng định quyết tâm tăng cường thương mại song phương, hợp tác khoa học công nghệ và hợp tác về khí hậu.

Sự đồng thuận của BRICS là yếu tố quan trọng. Việc nhóm có thể trở thành tiếng nói đại diện cho các nước Global South hay không sẽ góp phần vào sự tự tin của Brazil khi chủ trì COP30. 

Các cuộc đàm phán chuẩn bị cho COP30 đang đình trệ vì vấn đề tiền bạc, khi EU và các quốc gia giàu có khác đã từ chối bù đắp số tiền còn thiếu cho quỹ khí hậu sau khi Mỹ rút lui.

Việt Nam khẳng định vai trò tích cực

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền đi thông điệp về tăng cường hợp tác đa phương và khẳng định vai trò của các nước đang phát triển trong hệ thống quản trị toàn cầu.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao những đề xuất của Việt Nam cũng như sự chủ động, trách nhiệm trong việc đóng góp vào đoàn kết, tăng cường hợp tác nhằm xử lý các thách thức quốc tế.

"Chuyến công tác đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của đất nước và làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác. Qua đó thu hút các nguồn lực, thực hiện các đột phá về khoa học - công nghệ, thúc đẩy đa dạng hóa thị trường", bà Hằng khẳng định.

BRICS bác bỏ việc 'chống Mỹ'

Sau lời đe dọa của tổng thống Mỹ cuối tuần trước, các nước tham gia hội nghị BRICS bác bỏ cáo buộc rằng khối này 'chống Mỹ'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nổi giận với ông Putin, cân nhắc trừng phạt Nga mạnh tay

Ngày 8-7, ông Trump đã bày tỏ sự thất vọng đối với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, đồng thời cho biết đã phê duyệt kế hoạch gửi vũ khí phòng thủ cho Ukraine.

Ông Trump nổi giận với ông Putin, cân nhắc trừng phạt Nga mạnh tay

Tin tức thế giới 9-7: Ông Trump dọa áp thuế 200% với dược phẩm; ông Macron thăm cấp nhà nước Anh

Nhà Trắng gửi thêm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine; ông Trump nói Hàn Quốc nên tự chi trả cho quốc phòng; Tòa án tối cao Mỹ cho phép ông Trump tiếp tục kế hoạch cắt giảm việc làm... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 9-7.

Tin tức thế giới 9-7: Ông Trump dọa áp thuế 200% với dược phẩm; ông Macron thăm cấp nhà nước Anh

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh cho phép người nước ngoài gia nhập quân đội.

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar