25/07/2013 18:28 GMT+7

Ngọt thanh chè Hẻm xứ Huế

   HUỲNH LÊ ĐỨC HỢP
   HUỲNH LÊ ĐỨC HỢP

TTO - Nếu chè cung đình Huế nổi tiếng với mọi người bởi sự cầu kỳ thì với dân Huế và nhiều du khách, món chè yêu thích, gợi nhớ gợi thương lại chính là món chè Hẻm bình dân mà nhiều người ví von vui là… “chè dân đen”.

Phóng to
Những ly chè mới nhìn đã thấy ngon mắt - Ảnh: Đức Hợp

Sở dĩ ví von “chè dân đen” là để đối lập với món chè cung đình đã quá nổi tiếng của Huế. Nếu chè cung đình Huế xưa là loại cao lương mỹ vị chốn kinh kỳ, ăn phải chén vàng mâm ngọc thì “chè dân đen” nằm trong con hẻm nhỏ với vài ba bộ bàn con con, vài chiếc ghế cóc nhỏ nhắn.

Nói thế không có nghĩa món chè Hẻm nhợt nhạt, đơn giản đến mức sơ sài. Nhìn vào gian hàng chè Hẻm mới thấy việc chế biến cũng rất công phu.

Chè Hẻm Huế vốn xuất thân từ chè cung đình nên cũng cầu kỳ trong chế biến, cách trình bày và thưởng thức. Những nguyên liệu phải lấy chính gốc từ những vùng đặc sản Huế như những hạt bắp non ở cồn Hến bởi sự ngọt bùi mà nó mang lại, vị thanh tao của hạt sen được lựa chọn từ hồ Tịnh Tâm...

Cụ bà Trần Thị Linh Lan, chủ quán chè Hẻm - quán "chè dân đen" lâu đời nhất tại Huế, tọa lạc tại K49/1 Hùng Vương - kể: “30 năm bán chè, mệ vẫn giữ thói quen lựa từng hạt đậu, từng loại cây trái. Với mệ, hàng trăm hạt đậu, nhưng hạt nào cũng phải mẩy tròn tăm tắp và khẽ cắn thì mềm thơm tan ra ở đầu lưỡi. Mỗi sáng mệ luôn dậy nấu chè từ lúc 5g-6g, mùa hè thì sớm hơn, khoảng 4g”.

Đặc trưng chè Hẻm còn ở cái cách múc ly chè chẳng bao giờ đầy ắp như ở những nơi khác. Múc lưng chừng ly, thêm một ít đá bào trắng muốt bên trên, đủ để người ăn thòm thèm và… ăn thêm ly nữa.

Dùng chè Hẻm phải nhẹ nhàng, từ tốn, chè được múc vào chén nhỏ hay ly nhỏ, dùng chiếc thìa nhỏ để nhâm nhi, đó thật sự là một cách ăn rất Huế. Nhâm nhi từng ngụm chè sẽ cảm nhận vị ngọt thanh, nhè nhẹ từ các loại chè.

Chè bắp thơm ngát ngô non, chè đậu ván, đậu ngự, đậu quyên béo ngậy phảng phất hương lạc rang giòn, chè hạt sen e ấp thanh tao, chè khoai dẻo mềm thơm ngọt với một chút ít nước cốt dừa... Khi cho vào miệng, cảm giác đầu tiên mang lại là vị ngọt vừa phải nhưng khi xuống đến cổ họng vị ngọt ấy lại tăng lên, khi cái hậu trong từng ngụm chè ngòn ngọt rất khó quên.

Phóng to
Quán chè Hẻm nằm trong hẻm nhỏ - Ảnh: Đức Hợp

Có lẽ vì hương vị đặc biệt ấy mà quán chè Hẻm lúc nào cũng tấp nập khách vào ra. Từ 4g chiều đến 10g đêm, với khoảng 10 bàn cóc nhưng lúc nào cũng kín khách, từ trẻ đến trung niên, nam thanh lẫn nữ tú...

Chị Võ Phương Thúy (28 tuổi, đường Nguyễn Du) chia sẻ: “Ăn chè Hẻm với mình không đơn thuần là dùng một món tráng miệng, món ăn “lấy hương lấy hoa” mà để cảm nhận và hoài niệm về những giai đoạn khác nhau của con người, vùng đất quê hương mình”.

Sâu xa hơn, với người Huế, dường như mùi vị, hương thơm của chè Hẻm cũng phù hợp với tính cách của họ. Đó là cái ngòn ngọt, thanh thanh, nhè nhẹ ban đầu nhưng đọng lại sau đó là hương vị ngọt ngào, đậm đà khó quên. Vì thế, chè Hẻm luôn là địa chỉ “bỏ túi” cho những du khách muốn khám phá vùng đất thơ mộng này.

   HUỲNH LÊ ĐỨC HỢP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar