Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn

Từ dâm bụt, lưu ly đến violet, những bông hoa đang trở thành một phần không thể thiếu của nhiều loại đồ uống, mang lại vẻ đẹp và hương vị riêng.

Xu hướng ăn hoa nổi lên trong những năm gần đây. Những món ăn này không chỉ đẹp mắt mà còn đi kèm nhiều lợi ích về sức khỏe đến từ hoa như dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, cả niềm hạnh phúc khi ta được ăn thứ gì đó đẹp đẽ.

Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn - Ảnh 1.
Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn - Ảnh 2.

Granola, yogurt chanh ăn kèm hoa - Ảnh: What Should I Eat For Breakfast Today

"Tôi nhấm nháp ly cocktail, nếm thử hương chanh và mật ong. Sau đó, theo hướng dẫn, tôi ăn nụ hoa bé nhỏ và điều kỳ lạ xảy ra: 

Tôi rùng mình, gần như tê dại. Khi tôi uống ngụm tiếp theo, hương vị ly cocktail đã thay đổi, trở nên đậm đà và trong trẻo hơn. Chanh vàng. Mật ong. Tất cả tan vào nhau như bơ" - trong một bài viết trên The New York Times, tác giả người Mỹ và là giáo sư đại học miêu tả trải nghiệm khi được thưởng thức một ly cocktail kết hợp với nụ áo vàng, còn được gọi là hoa cúc áo.

Chevy Farrell, 36 tuổi, giám đốc đồ uống tại quán No Man’s Land ở thành phố Fort Lauderdale (bang Florida, Mỹ), cho biết trước khi quầy bar đầu tiên thả một bông hoa lan trên miệng ly cocktail Daiquiri, những cánh hoa đã được sử dụng để viền vòng quanh ly nhằm thu hút thị giác.

Nhưng giờ đây, những bông hoa còn mang lại hương vị. Chúng có thể ngọt ngào, mang mùi đất, thậm chí mang cảm giác vui nhộn. Như hoa dâm bụt không chỉ xuất hiện trong bia gừng, mà còn được làm trà, kết hợp với đường, chanh và hạt thông nướng để hỗ trợ tiêu hóa.

Trên TikTok, những người trẻ tuổi đông lạnh hoa sen cạn, hoa păng xê và hoa phong lữ thành đá viên, sau đó cho vào những ly cocktail và ngắm nhìn chúng tan chảy thành muôn sắc màu.

Những người khác tìm cách hồi sinh truyền thống cổ xưa của Trung Quốc - cuộn lá trà xanh thành những viên ngọc thoang thoảng hương hoa nhài, sau đó thả vào nước nóng để chúng nở ra. Trong nhiều thế kỷ, nước hoa hồng và nước hoa cam đã được chiết xuất để dùng trong syrup, kẹo và bánh ngọt, trải dài từ Anh đến Iran.

Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn - Ảnh 3.

Sự kết hợp phổ biến nhất là dùng hoa trong các loại salad. Ảnh: Garden Gate Magazine

Hoa có thể không bao giờ trở nên phổ biến trong đồ uống bằng trái cây hoặc thảo mộc, nhưng chúng có sức hấp dẫn rất riêng. Teri Gelber, 59 tuổi, chủ sở hữu T Project, một studio trà hữu cơ ở Portland (bang Oregon, Mỹ), thường kết hợp pha chế hoa oải hương, cây bồ đề và hoa anh đào trong ly rượu của mình.

Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn - Ảnh 4.

Pasta chay - Ảnh: Sevenroses

Tuy nhiên, cô khuyên người pha chế nên biết cách cân bằng hợp lý giữa các nguyên liệu để "không lấn át các hương vị khác". Sử dụng hoa để pha chế nước uống cần sự cẩn thận và may mắn. Các đầu bếp cần tôn trọng "yếu tố bất ngờ", như cách Gelber gọi, bởi sự khác biệt từ hương vị của mỗi loài hoa.

Ở Pháp, Marius Auda là một trang trại gia đình, chuyên trồng 25 loại hoa tại Gattières, gần Nice trên Bờ Biển Xanh. Tại quốc gia này, hoa ngày càng trở nên phổ biến như một món ăn vừa hấp dẫn vừa bổ sung vào công thức nấu ăn ngon.

Marius Auda được ông Gilbert Auda và hai người con của ông, Bernard và Mireille, điều hành. Họ trồng hoa từ năm 2004 để đáp ứng nhu cầu từ các nhà hàng cao cấp ở địa phương.

Mireille Auda cho biết hiện nhu cầu sử dụng hoa để nấu ăn ngày càng tăng từ các hộ gia đình. "Chúng tôi bán hoa ở một số siêu thị lớn, nơi mọi người có thể đến mua. Tôi đang tìm cách bán thêm trên Internet để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng", cô nói.

Mireille đam mê trồng hoa, khám phá những hương vị và công dụng khác nhau của chúng trong nhà bếp. "Chúng tôi có những cây ra hoa quanh năm. Hoa păng xê nở vào mùa đông nhưng không có vào mùa hè.

Thật sự rất phấn khởi khi phát triển một nền văn hóa đầy màu sắc ngay cả trong những ngày xám xịt nhất". Người ta thường biết rằng một số loài như hoa sen cạn hoặc hoa lưu ly có thể ăn được, nhưng một số khác lại gây bất ngờ hơn như hoa thu hải đường có củ. "Chúng có vị chanh thơm ngon. Bạn cũng có thể ăn lá vì chúng có mùi vị giống nhau", Mireille nói.


Bánh chay; bánh cookies; bánh donut hoa hồng - Ảnh: Sevenroses; Gỏi cuốn hoa dại - Ảnh: Wild Edible; Hummus (một món ăn Trung Đông và Ả Rập) hoa hồng - Ảnh: Marcus Nilsson


Tuy nhiên, Mireille lưu ý rằng không phải tất cả các loài hoa đều có thể ăn được. Có một danh sách những loài nên ăn và những loại độc hại cần tránh được đăng trên trang web của trang trại. Cô cũng khuyên không nên ăn hoa từ các vườn ươm, vì chúng có thể bị phun thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

Gia đình Mireille chọn các loại cây theo sở thích và hoa có nhiều loại hương vị để đi kèm các món ăn khác nhau, như vị mạnh, vị cay, chua cay hay nhẹ nhàng. "Hoa ngàn sao ngọt ngào có mùi mật ong nhưng lại có vị cay đáng ngạc nhiên. Hoa lưu ly có hương vị gợi nhớ đến biển. Cả hoa và lá đều xuất hiện trong các ẩm thực truyền thống ở Nice từ nhiều thế kỷ qua, từ món risotto đến trứng tráng và xúp", cô nói.

Hoa có thể ăn sống, nhưng lá phải nấu chín mới có hương vị đậm đà hơn. Các đầu bếp hàng đầu ngày càng thích dùng lá cây để gói sushi thay vì dùng rong biển. Có một loại cây khác thường được sử dụng ở Bờ Biển Xanh là cúc vạn thọ.

Loài hoa này được ví như "hoa nghệ tây của người nghèo" ở vùng này và được sử dụng để tạo hương vị lẫn màu sắc cho các món ăn. Hoa cúc vạn thọ của Pháp, tagetes, cũng có thể được dùng để tạo hương vị. Đây là loài hoa không nên ăn sống mà cần được nấu trong nước sôi nhằm tạo hương vị cho món risotto hoặc xúp bí ngô.

Hoa dùng trang trí và ăn trong món salad

Theo Mireille, hầu hết các loại hoa đều được dùng sống, chỉ một số ít, như lá cây lưu ly, cúc vạn thọ, hoa sen cạn hoặc hoa dã quỳ, thì được nấu chín. Chúng được sử dụng trong cả món mặn và món ngọt, cánh hoa hồng và pansy có thể dễ dàng kết tinh bằng cách nhúng vào lòng trắng trứng, sau đó cho đường mịn và để khô để dùng làm đồ trang trí trên bánh.

Cần rất nhiều sự chú ý đến từng chi tiết và kiến thức về từng loại cây khi trồng. Gia đình Auda trồng từ hạt hoặc mua cây giống, mỗi cây có mùa phát triển khác nhau. Họ thu hoạch bằng tay, cắt riêng từng bông hoa.

Đối với những loài như cây lưu ly có hoa rất nhỏ, kỹ thuật cắt phải rất khéo léo để hoa không bị hỏng, mỗi bông phải ở tình trạng hoàn hảo. Việc thu hoạch hoa đòi hỏi lượng nhân lực lớn và đó là lý do vì sao chúng đắt hàng.

Sau khi cắt, hoa được đóng gói và gửi cho khách hàng càng sớm càng tốt. Hoa có thể được giữ trong tủ lạnh đến hai giờ, nhưng tốt nhất nên ăn càng tươi càng tốt. Không nên rửa vì nước có thể làm hỏng hoa và làm hỏng hương vị của chúng.

Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn - Ảnh 7.
Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn - Ảnh 8.

Ngũ cốc hoa - Ảnh: Sevenroses

Hoa đã được ghi lại trong nhật ký ẩm thực từ nhiều thế kỷ và là một phần của nhiều nền văn hóa. Từ thời kỳ săn bắn hái lượm, con người đã có thể tìm cách để ăn hoa trong hành trình tìm kiếm các loại thức ăn của mình.

Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn - Ảnh 9.

Smoothie xoài - Ảnh: Sevenroses

Hạn hán, lũ lụt và thiếu nguồn cung cấp thực phẩm thông thường cũng thúc đẩy loài người tìm kiếm các loại thực phẩm mới trong môi trường xung quanh.

Việc sử dụng hoa trong thực phẩm đã có từ hàng nghìn năm trước ở người Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã. Ayurveda, hệ thống y học cổ của Ấn Độ, cũng giải thích về Pushpa Vargas (hoa) và Pushpa Shaka Vargas (hoa ăn được).

Alexander III của Macedonia, thường được gọi là Alexander Đại đế, bắt đầu sử dụng nghệ tây trong thực phẩm. Loài hoa này ban đầu được người Ba Tư dùng làm thuốc. Hoa cũng được coi là thực phẩm có đặc tính chữa bệnh. Nước hoa hồng, nước hoa cam, hoa cúc kim tiền… đã được sử dụng ở các nước Trung Đông và Nam Á trong hàng nghìn năm.

Người Aztec đã sử dụng cúc vạn thọ để tạo hương vị cho cacao. Củ hoa tulip được dùng làm thức ăn cho nạn đói trong Thế chiến thứ II, mặc dù phải chế biến đặc biệt để tránh khó tiêu. Cánh hoa tulip cũng có thể ăn được và làm cốc đựng nước chấm đẹp mắt.

Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn - Ảnh 10.

Hoa được dùng kèm cùng bánh mì. Ảnh: Gardening Know How

Nhiều loài hoa nổi tiếng là có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều khoáng chất và vitamin. Như cây sen cạn chứa vitamin C. 

Ngọt ngào và đẹp đẽ những bông hoa trên bàn ăn - Ảnh 11.

Trà - Ảnh: Sevenroses

Người trồng các loài hoa ăn được thường thu hoạch hoa vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè, bởi nắng nóng trong ngày có thể khiến một số loài hoa bị rũ và héo.

Chiều muộn hoặc đầu giờ tối cũng là thời điểm tốt để thu hoạch. Để có vẻ đẹp và hương vị tối ưu, hoa thường được thu hoạch khi đang ở thời kỳ đẹp nhất. 

Đối với các loại hoa có kích thước lớn, đặc biệt là hoa bí, người trồng còn phải kiểm tra bên trong hoa để đảm bảo không có sâu bọ ẩn nấp.

Sự kết hợp phổ biến nhất là dùng hoa trong các loại salad. Cánh hoa cúc vạn thọ, hoa thảo mộc, hoa bí cắt nhỏ, cánh hoa hồng và hoa păng xê trông đẹp mắt và có hương vị thơm ngon khi thêm vào rau xanh. 

Tuy nhiên, hoa cần phải được thêm vào sau khi đã trộn salad bởi chúng rất mỏng manh nên có xu hướng héo dưới sức nặng của ngay cả loại nước xốt salad nhẹ nhất.

Kem hoa cơm cháy (elderflower) - Ảnh: Chew Town; Mì Ý xốt cà - Ảnh: Shiny Happy Bright; Kem semifreddo (một loại món tráng miệng) hoa hồng - Ảnh: Kitchen Vignettes; Nước hoa tử đinh hương - Ảnh: Fare Isle


BÌNH MINH
NGỌC THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng