18/11/2024 13:40 GMT+7

Ngồi nhiều, nam thanh niên mắc hội chứng cơ hình lê

Làm việc văn phòng phải ngồi nhiều, nam thanh niên lo lắng sau khi xuất hiện triệu chứng đau mông phải khoảng 2 tháng nay. Tại cơ sở y tế anh được chẩn đoán mắc hội chứng cơ hình lê - một bệnh lý ít gặp ở cơ xương khớp.

Ngồi nhiều, nam thanh niên mắc hội chứng cơ hình lê - Ảnh 1.

Ngồi nhiều khiến dân văn phòng có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp - Ảnh minh họa

Mắc hội chứng cơ hình lê do ngồi nhiều

Khoảng 2 tháng nay, N.V.T. (25 tuổi, ở Hà Nội) xuất hiện đau mông bên phải, đau tăng khi ngồi lâu, khi ấn nắn. Cột sống thắt lưng đau mỏi nhẹ kiểu cơ học, tê bì bàn chân phải khi ngồi nhiều.

Lo lắng trước dấu hiệu đau bất thường và những ảnh hưởng tới chất lượng sống, làm việc, anh T. đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.

Anh T. cho biết làm công việc văn phòng nên ngồi nhiều, bản thân không có tiền sử chấn thương xương khớp nào, nhưng tháng 4 vừa qua có đi khám thì phát hiện thoát vị đĩa đệm L5/S1.

Qua thăm khám, bác sĩ Lê Thị Dương - chuyên khoa cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - chẩn đoán sơ bộ anh T. bị đau mông nằm trong hội chứng mông sâu.

Sau khi thực hiện thêm chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng và đánh giá thêm cơ hình lê. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng cơ hình lê - phì đại cơ hình lê phải và thoát vị đĩa đệm L5/S1.

Anh T. được bác sĩ tư vấn chế độ sinh hoạt, hướng dẫn tập vận động (các bài tập giãn cơ) và dùng thuốc điều trị ngoại trú theo đơn của bác sĩ.

Hội chứng cơ hình lê là gì?

Theo BS Dương, cơ hình lê (hay còn gọi là cơ quả lê) là cơ dẹt có hình quả lê hoặc hình tháp, được xếp vào nhóm cơ mông. Lớp cơ này nằm sâu bên trong cơ mông lớn và ngay cạnh bờ trên khớp háng.

Cơ quả lê có chức năng rất quan trọng như hỗ trợ cho việc nâng chân, xoay hông, xoay chân, bàn chân ra ngoài, cơ hình lê chạy theo đường chéo vắt ngang qua dây thần kinh tọa.

Hội chứng cơ quả lê xảy ra khi cơ này bị sưng và co thắt. Đây là căn bệnh khá hiếm gặp. Nhiều người cho rằng hội chứng cơ quả lê chính là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa.

Tuy nhiên theo BS Dương, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường gặp bao gồm:

Liên quan cột sống: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trượt đốt sống, hẹp lỗ liên hợp (thoái hóa khớp liên mấu, dày dây chằng), khối u cột sống, khối áp xe cột sống.

Ngoài cột sống: Hội chứng cơ hình lê, Herpes Zoster, chấn thương gây tổn thương (gãy xương chậu, trật khớp háng ra sau, gãy xương đùi), khối máu tụ cơ nhị đầu đùi.

Nguyên nhân gây hội chứng cơ hình lê

Hội chứng cơ hình lê do các nguyên nhân như chấn thương vùng khớp háng, vùng mông, bị va đập mạnh, vấp ngã, chấn thương do tai nạn giao thông; ngồi lâu, thường gặp ở nhân viên văn phòng, tài xế, vận động viên xe đạp; vận động viên tập vật nặng quá mức: cử tạ; bất thường giải phẫu: cơ hình lê tách đôi.

Khi xuất hiện các dấu hiệu như vùng mông lan xuống chân, đau tăng khi cử động khớp háng, khi ngồi lâu; ấn đau vùng khuyết hông, đau khi gập, khép, xoay khớp háng cần đến cơ sở y tế kiểm tra. Đặc biệt, với những người làm văn phòng nên đi thăm khám để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý cơ xương khớp khác như thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm.

Tùy tình trạng và mức độ của bệnh lý, bác sĩ tư vấn thực hiện một hoặc phối hợp các hình thức điều trị như điều trị nội khoa: hạn chế các vận động gây đau; vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc.

Nếu áp dụng những phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm giải phóng chèn ép.

Phòng bệnh thế nào?

Để phòng tránh bệnh, các bác sĩ khuyến cáo nên sinh hoạt, lao động đúng tư thế. Trước khi tập thể dục, chơi thể thao, cần khởi động kỹ càng.

Không nên tập luyện quá sức và quá đột ngột. Nên nâng cao cường độ tập dần dần để cơ thể dễ dàng thích nghi và phòng tránh gây ra chấn thương trong quá trình tập luyện.

Nếu xảy ra cơn đau trong quá trình tập luyện, cần nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Đối với những trường hợp bị bệnh, cần thường xuyên tập vật lý trị liệu để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Ngồi hơn 6 tiếng mỗi ngày, dân văn phòng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch

Ngồi từ 6 - 8 tiếng một ngày, ít vận động, dân văn phòng là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar