24/08/2017 12:11 GMT+7

'Ngồi bàn đầu khó coi bài lắm mẹ ơi'

MINH QUÂN
MINH QUÂN

TTO - Con: “Ngồi bàn đầu khó coi bài lắm mẹ ơi. Lúc kiểm tra gặp câu khó không nhìn được bài của bạn”. Mẹ: “Ừ, thì thôi đừng ngồi bàn đầu”. Tôi giật mình.

Học sinh quay cóp tại hội đồng thi trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) năm 2012 - Ảnh chụp từ clip

Cách đây mấy hôm, tôi đi ngang qua gia đình cạnh nhà, tình cờ nghe được đoạn trao đổi của hai mẹ con về ngày tựu trường.

Ngoài những chuyện về sách vở, đồng phục, ăn uống... thì người mẹ có dặn con cố gắng xin cô ngồi bàn đầu để tiện theo dõi bài giảng.

Người con liền đáp lại: “Ngồi bàn đầu khó coi bài lắm mẹ ơi. Khi kiểm tra không nhìn được bài của bạn khi gặp câu khó...”. Một ít giây sau, người mẹ lên tiếng: “Ừ, thì thôi, đừng ngồi bàn đầu…”.

Nghe đến đây tôi giật mình. Đứa trẻ này năm nào cũng nghe người mẹ khoe với hàng xóm là học sinh giỏi, sao còn muốn nhìn bài của bạn khi làm bài kiểm tra?

Câu chuyện trên tưởng chừng nhỏ, không đáng quan tâm. Nhưng đằng sau đó là một hệ lụy khôn lường. Khi đứa con đưa ra lời đáp cho việc không muốn ngồi bàn đầu vì “khó coi bài khi kiểm tra”, người mẹ đã không phản ứng gì.

Trái lại, bà đồng ý với con rằng không ngồi bàn đầu cũng được. Phải chăng bà đang đồng lõa với con về hành vi “gặp bài kiểm tra khó thì có thể nhìn bài bạn xung quanh”?

Việc học sinh quay cóp - nhìn bài bạn là vi phạm nội quy học đường, là thiếu công bằng trong kiểm tra, thi cử; là hành vi thiếu trung thực, làm bào mòn tính tự trọng nơi học sinh. Nhưng qua câu chuyện trên còn thấy sự làm ngơ của phụ huynh trước hành vi không trung thực từ con cái mình.

Thực tế có không ít bậc làm cha mẹ đã không đề cao sự tự trọng và trung thực trong môi trường học đường, chỉ chăm chắm mong con đạt điểm số cao bằng mọi giá để tự hào với thiên hạ, để đạt điểm vào trường này trường kia...

Chính họ đã vô tình giáo dục con mình sự thiếu trung thực, ban đầu chỉ là chuyện học hành, sau này dẫn đến các hành vi sai trái khác của chúng khi ra đời, đi làm… đưa đến các hậu quả khó lường cho chính bản thân đứa con và xã hội.

MINH QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar