23/03/2025 07:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ngoại giao 'kiểu Trump' trước thử thách lớn

"Tại Ukraine và Gaza, ông Trump nhận ra rằng việc chấm dứt chiến tranh khó khăn hơn mình tưởng".

Ngoại giao 'kiểu Trump' trước thử thách lớn - Ảnh 1.

Một cụ già đứng trong sân nhà mình khi khói lửa bốc lên sau một cuộc tấn công ở ngoại ô Odessa, phía nam Ukraine, vào hôm 11-3 - Ảnh: AFP

Đó cũng là dòng tít nổi bật trên Đài CNN của Mỹ tuần này trong bối cảnh khói lửa chiến tranh ở Ukraine và Dải Gaza vẫn chưa tắt, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump quay lại Nhà Trắng với lời hứa sẽ giúp chấm dứt nhanh chóng xung đột tại hai nơi này.

Giải pháp xa vời

Trong hai tháng qua, ông Trump đã áp dụng cách tiếp cận hoàn toàn khác so với người tiền nhiệm Joe Biden đối với cả hai cuộc xung đột, và trong một số trường hợp đã mang lại kết quả. Tuy nhiên, điều ông chưa làm được là chấm dứt bất kỳ cuộc chiến nào.

Lệnh ngừng bắn ở Gaza, có hiệu lực ngay trước khi ông Trump nhậm chức hôm 20-1, mới đây đã bị phá vỡ sau khi Israel tiến hành các cuộc không kích khiến hàng trăm người thiệt mạng. Trong khi đó Hamas quay lại phóng rocket vào miền trung Israel, khiến căng thẳng nhanh chóng leo thang.

Cũng trong tuần này, trong cuộc điện đàm với ông Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày - thỏa thuận mà trước đó Ukraine, dưới áp lực từ Mỹ, đã đồng ý.

Dù Nga và Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau, coi đây là bước đầu tiên hướng tới hòa bình, nhưng điều đó không ngăn được các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái từ cả hai phía.

Rõ ràng việc kết thúc chiến tranh luôn khó hơn việc bắt đầu. Theo tạp chí Vox, Hamas và Israel về cơ bản vẫn có những yêu cầu không tương thích về một lệnh ngừng bắn cuối cùng. Trong khi đó, Tổng thống Putin chưa thể hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ông muốn kết thúc cuộc chiến theo cách khác, ngoài việc buộc Ukraine phải hoàn toàn đầu hàng.

Ngoại giao khó đoán

Việc sẵn sàng phá vỡ các chuẩn mực và thay đổi chính sách triệt để của ông Trump đôi khi có thể tạo ra kết quả ngoại giao. Chẳng hạn những lời đe dọa về việc rút quân Mỹ khỏi Syria được cho là đã tạo đòn bẩy cho quân đội Mỹ đàm phán một thỏa thuận giữa lực lượng người Kurd và chính quyền mới tại Syria, ngăn chặn một cuộc xung đột đẫm máu mới.

Tuy nhiên, ông Trump đã hứng chỉ trích vì nói chuyện trực tiếp với ông Putin về vấn đề Ukraine, và gần đây hơn là để phái viên của mình đàm phán trực tiếp với Hamas về việc công dân Mỹ bị bắt làm con tin.

Tạp chí Vox lưu ý trước đây các thành viên Đảng Cộng hòa từng chỉ trích ứng cử viên tổng thống Barack Obama vì tuyên bố ông sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với các đối thủ của Mỹ "mà không cần điều kiện tiên quyết".

Khi ông Trump bắt đầu đàm phán với Nga hồi tháng 2, ông Samuel Charap, nhà phân tích tại Tập đoàn RAND và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, ghi nhận đội ngũ của ông Trump đã "thể hiện ý chí chính trị để khôi phục các kênh song phương" với Nga, nhưng nói thêm họ "đang lao vào vấn đề này khá vội vàng mà không có kế hoạch phối hợp".

Những gì diễn ra trong những ngày qua cho thấy Nga là đối tác khó đàm phán.

Về vấn đề Gaza, chính quyền của ông Trump nhậm chức vào thời điểm giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel - Hamas đã có hiệu lực. Thế nhưng, giờ đây họ dường như đã từ bỏ nỗ lực duy trì nó.

Cách tiếp cận của ông Trump được đánh giá là xa rời thực tế. Tuyên bố về việc "Mỹ sẽ tiếp quản Dải Gaza, tái định cư người Palestine ở các nước khác và biến dải đất này thành Riviera của Trung Đông" đã làm chệch hướng các nỗ lực xây dựng một kế hoạch khả thi cho tương lai của Gaza, đồng thời vô tình tiếp sức cho các mục tiêu của Israel.

Một số quan chức trong chính quyền ông Trump, gồm cả Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz, cho rằng tầm nhìn của ông Trump là một chiến thuật gây sức ép để buộc các chính quyền khu vực đưa ra giải pháp của riêng họ.

Nhiều nhà quan sát Mỹ từ lâu cho rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chưa bao giờ thực sự muốn tiến xa hơn giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận ngừng bắn với Hamas.

"Giống như ông Putin, ông Netanyahu cũng có mục tiêu chính trị", cây bút Stephen Collinson của CNN phân tích.

Tóm lại, cách tiếp cận khó đoán và sự sẵn sàng của ông Trump trong việc phá vỡ những quy tắc bất thành văn của ngoại giao quốc tế đôi khi có thể làm cho đối thủ chịu ngồi vào bàn đàm phán, nhưng sẽ khó đạt được kết quả nếu không gắn với tình hình thực tế.

Chung số phận?

Sự đổ vỡ của thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza cho thấy những hạn chế trong chiến lược ngoại giao của ông Trump.

Các cuộc đàm phán dự kiến tại Saudi Arabia tuần tới giữa Nga và Ukraine - với Mỹ làm trung gian - sẽ là thử thách khó khăn. Đội ngũ của ông Trump đang thúc đẩy lệnh ngừng bắn toàn diện, nhưng nếu không có chiến lược rõ ràng, kết quả có thể tương tự như ở Gaza. H

oạt động ngoại giao phá cách của ông Trump có thể tạo đột phá ban đầu, nhưng vẫn cần chiến lược dài hạn để đạt thỏa thuận bền vững. Kinh nghiệm tại Syria cho thấy phép màu ngoại giao có thể xảy ra, nhưng ít khi lặp lại khi đối mặt với những mục tiêu đối nghịch sâu sắc.

Ông Trump: Đang thảo luận 'chia đất' để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Ông Trump tuyên bố các 'hợp đồng' đang được đàm phán nhằm phân chia đất đai, như một phần thỏa thuận chấm dứt xung đột Nga - Ukraine, đồng thời nhắc lại rằng lệnh ngừng bắn có thể sắp diễn ra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar